Người làm cầu nối y tế của Việt Nam – Hoa Kỳ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Y khoa Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn hiện nay, nhưng điều làm nên những bước tiến đó là sự hợp tác y tế của Việt Nam và nhiều nước có nền y khoa hiện đại trên thế giới. Trong đó, không thể không kể đến câu chuyện của những người làm nên cầu nối y khoa giữa Việt Nam va Hoa Kỳ.

Người làm cầu nối y tế của Việt Nam

Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào ngày  30/04/1975 cho đến giữa năm 1996, thì mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ mới được bình thường hóa. Song trong giai đoạn sau chiến tranh để xây dựng nên những mối quan hệ và hợp tác giữa 2 quốc gia là điều rất khó khăn, nó như một bức tường thép ngăn cách. Để có sự bình thường quan hệ cũng như hợp tác giữa 2 nước là cố gắng của rất nhiều người, trong đó, không thể không kể đến GS.TS. Judith Ladinsky – một trong những nhà khoa học Mỹ đến Việt Nam sớm nhất và có đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế, giáo dục và khoa học Việt Nam.

anh-nguoi-lam-cau-noi-y-te

GS.TS Judith Ladinsky – Người làm cầu nối y tế của Việt Nam

Năm 1978, 3 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ Việt Nam và Mỹ còn đang đóng băng, mọi quan hệ ngoại giao và hợp tác gần như bằng không. Với những chuyến đi đi, về về giữa Mỹ và Việt Nam là những chuyến đi bà mang đến thiết bị y tế còn thiếu, là mang các nhà khoa học Mỹ đến với Việt Nam và đưa các nhà khoa học Việt Nam sang học tại Mỹ. Hoặc tìm cách để chữa trị cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà Việt Nam không có đủ trình độ y khoa và thiết bị để điều trị.

Trong hơn 100 chuyến đi đến Việt Nam trong hơn 30 năm, mỗi chuyến đi là mỗi một lần cố gắng để bà nghe và ghi lại những gì còn thiếu, hay những khó khăn, vướng mắc của các nhà khoa học Việt Nam để rồi lại quay về Hoa Kỳ để vận động tiền bạc. Mối quan hệ mà bà Judith Ladinsky mang đến cho Việt Nam vào những ngày đầu tiên là mối quan hệ giữa những nhà khoa học với nhau và mang theo tâm của một người yêu Việt Nam.

GS.TS Judith Ladinsky là một trong những cái tên biết đến nhiều nhất tại Việt Nam, ở trong giai đoạn đó, nhiều người không biết đến tên của bà mà chỉ gọi là “Bà Mỹ” hay “Mẹ Mỹ”. Suốt dải đất hình chữ S từ những nhà khoa học đến những nông dân đều nhận được sự giúp đỡ của bà. Người ta có thể biết đến câu chuyện một anh nông dân bị ung thư, được bà Judith Ladinsky giúp đỡ chữa khỏi rồi lấy vợ sinh con. Hay con của một nhân viên hải quan bị bệnh mà không biết chữa như thế nào cho khỏi, bà cũng đứng ra tìm những cách để điều trị hoặc đơn giản như việc đưa những nhà khoa học Việt nam qua Mỹ để học, những thủ tục Visa hay thông tin giấy tờ nhập cảnh vào Mỹ đều được bà giúp đỡ để công việc thuận lợi hơn.

Nhiều hơn một mối hợp tác khoa học!

Nhờ những bước đi tiên phong của bà Judith Ladinsky, mà nhiều nhà khoa học Mỹ đã đến với Việt nam, nhiều tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ cũng đã đến Việt Nam để mang đến những hợp tác y tế như: Frienship Bridge hay Operation Smile  . . . Những đóng góp của bà Judith Ladinsky không chỉ là tạo nên sự hợp tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam mà nó còn mang tính gắn kết hai dân tộc, hàn gắn lại vết thương chiến tranh, góp phần bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, tạo nên một mối quan hệ gắn kết ổn định và lâu dài như hiện nay.

nguoi-lam-cau-noi-y-te

Nhiều hơn một mối hợp tác khoa học!

Hiện nay, trong lĩnh vực y tế Việt Nam đã được chính phủ Mỹ giúp đỡ trong việc điều trị cho bệnh nhân HIV tại Việt Nam, và rất nhiều những chương trình như phẫu thuật cho trẻ em hở hàm ếch và nhiều chương trình y tế dân sinh khác trên khắp đất nước.

Cả thể xác và tâm hồn của người phụ nữ Mỹ này giành cho Việt Nam, theo di nguyện của bà, tháng 7/2012, tro cốt của bà đã được trao cho Nhà nước để bà được yên nghỉ tại Công viên Vĩnh Hằng, trên mảnh đất dải chữ S mà bà yêu mến.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới