Nguy hiểm tiềm ẩn bởi chứng trầm cảm sau sinh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh có chiều hướng gia tăng, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé nếu kịp thời phát hiện và điều trị.

Nguy hiểm tiềm ẩn bởi chứng trầm cảm sau sinh
Nguy hiểm tiềm ẩn bởi chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn tâm thần mà bất kỳ người phụ nữ sau sinh nào cũng có thể gặp phải. Trầm cảm sau sinh có thể biểu hiện nhẹ, vừa hoặc nặng, thời gian xuất hiện có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn không biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng trầm cảm sau sinh là như thế nào?

Hậu quả gây ra của chứng trầm cảm sau sinh  

Bác sỹ Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người mẹ, người con cũng như cả gia đình.

– Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ:

  • Thể chất: bị sụt cân trầm trọng, suy dinh dưỡng.
  • Tinh thần: stress, lo âu, suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

– Ảnh hưởng đến con và gia đình

  • Ở thể nhẹ: Trẻ mới sinh không được chăm sóc chu đáo. Gia đình không được vui vẻ, hạnh phúc.
  • Ở thể nặng: Chứng trầm cảm có thể khiến người mẹ có ý nghĩ hay hành vi tự tử hoặc có những hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng của em bé. Không ít trường hợp bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Trầm cảm sau sinh gây những hậu quả nghiệm trọng đến sức khỏe mẹ và bé

Trầm cảm sau sinh gây những hậu quả nghiệm trọng đến sức khỏe mẹ và bé

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể do một hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen, hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng làm tăng cảm giác mệt mỏi và buồn chán.
  • Thai phụ mắc trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không được tư vấn và điều trị kịp thời. Điều này gây những hậu quả khó lường đối với sức khỏe mẹ và bé.
  • Thay đổi về thể tích máu, huyết áp do hiện tượng mất nhiều máu sau sinh, sự căng thẳng và đau đớn dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Hơn nữa sau sinh cơ thể sồ sề, làn da xấu, vóc dáng không đẹp khiến các bà mẹ tự ti, chán nản hơn.
  • Mất ngủ/ thiếu ngủ: Đây vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của bệnh, làm trầm trọng thêm bệnh.
  • Do mâu thuẫn gia đình, chồng không giúp đỡ, thấu hiểu, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
  • Quá lo lắng cho việc chăm sóc con, một mình thức đêm chăm con hoặc khi con bị ốm đau phải nằm viện, lo sợ về tài chính…
  • Trong gia đình có người thân như mẹ, chị, cha bị trầm cảm thì nguy cơ mắc cao hơn những gia đình không có ai bị trầm cảm.

Những dấu hiệu nhận biết sớm trầm cảm sau sinh?

Theo cô Lê Thị Dung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, việc quan tâm và biết được các biểu hiện sớm của trầm cảm sau sinh có thể giúp các bà mẹ vượt qua nó. Một số biểu hiện gia đình cần lưu ý như:

– Khó ngủ: Có những bà mẹ phải thức cả đêm để chăm con. Tuy nhiên cũng có những bà mẹ bị mất ngủ, không thể ngủ được ngay cả khi con đã ngủ. Sự thiếu ngủ trầm trọng không chỉ dẫn tới việc mất khả năng tập trung vào các công việc hàng ngày mà còn tạo ra những bất an về mặt tâm lý.

– Hay lo lắng và sợ hãi: Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường xuyên cảm thấy sợ hãi, hoảng hốt, lo nghĩ với những tình huống xảy ra xung quanh, dù cho đó là những sự việc hoàn toàn bình thường.

– Bị nhạy cảm với các âm thanh, tiếng động kể cả tiếng nhai thức ăn, khó chịu khi đứng ở đám đông…

Phụ nữ sau sinh rất cần sự quan tâm từ người chồng và gia đình
Phụ nữ sau sinh rất cần sự quan tâm từ người chồng và gia đình

– Mất cảm giác thèm ăn, đưa thức ăn vào miệng không muốn nuốt.

– Luôn luôn cảm thấy chán nản: Có những người mẹ đã rơi vào tình trạng căng thẳng, buồn bã, rơi nước mắt trong suốt một vài tuần đầu sau sinh.

– Bị ám ảnh bởi những suy nghĩ làm hại con hoặc chính bản thân mình.

Trầm cảm sau sinh rất dễ gặp ở những đối tượng nhỏ hơn 18 tuổi; trong quá trình mang thai có người phụ nữ có những mâu thuẫn với người chồng hay bất đồng với mẹ chồng; gặp những sự cố trước và trong khi mang thai như: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng; người đẻ con so hoặc thai kỳ không mong muốn: thai chết lưu, dọa sẩy thai, sẩy thai,… Do đó họ rất cần sự thấu hiểu và sẻ chia từ những người thân, đặc biệt là người chồng. Sự quan tâm, chia sẻ và yêu thương chính là động lức giúp người vợ vượt cạn an toàn và tránh được chứng trầm cảm sau sinh.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới