Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu và cách điều trị hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sỏi tiết niệu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng rât nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt bệnh còn có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và những hậu quả nặng nề về sau. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiêu quả căn bệnh này như thế nào?

Bệnh sỏi tiết niệu.

Bệnh sỏi tiết niệu.

Bệnh sỏi tiết niệu là gì?

Theo các chuyên gia Y tế Việt Nam thì sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát. Bệnh do sự kết thạch cứng của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi khi sinh ra có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, và gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Bệnh gây ra do nhiều yếu tố như:

  • Bệnh có thể gặp do yếu tố di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu.
  • Hoặc nguyên nhân bệnh sỏi tiết niệu có thể là do nhiễm khuẩn, hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động cũng là tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu nam giới bị nhiều hơn nữ.

Bệnh sỏi tiết niệu nam giới bị nhiều hơn nữ.

  • Cơn đau quặn thận:

Sỏi tiết niệu khi mới bị thường có dấu hiệu không rõ ràng, nên chỉ đến khi bệnh chuyển nặng khi xuất hiện những cơn đau quặn thắt mới phát hiện ra bệnh.

Bệnh nhân thường lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và đau đến cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện do khi vận động khiến cho sỏi di chuyển tới chỗ hẹp, gây tắc đường niệu. Triệu chứng ở người bệnh sỏi tiết niệu sẽ lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.

  • Đái buốt, nước tiểu có máu:

Tùy theo cơ địa và tuy theo mức độ tổn thương đường niệu ở mỗi người, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ hoàn toàn.

  • Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu:

Khi bệnh nhân có triệu trứng như bị đái đục, hay đau vùng lưng, thắt lưng. Thông thường nhiều người sẽ có biểu hiện sốt cao, rét run. Nếu bệnh muộn có thể có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng …

Cách điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu nên uống nhiều nước.

Bệnh sỏi tiết niệu nên uống nhiều nước.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất, và giảm đau bằng cách day, bấm huyệt vùng lưng hay thắt lưng và nên đi khám bác sĩ. Có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau cho người bệnh như: dùng máy tán sỏi, phẫu thuật tạo hình đường niệu, máy nội soi.

Trên đây là những kiến thức căn bản về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn nên chú ý để có thể phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn nên duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Cùng với việc vận động với những môn thể thao nhẹ nhàng vừa khiến tâm lý bạn vui vẻ lại hạn chế bệnh tật.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới