Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học mà mẹ không thể bỏ qua

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong những giai đoạn đầu đời thì giai đoạn mà mẹ tập cho trẻ ăn dặm là điều không thể bỏ qua mà của bất cứ đứa trẻ nào để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Tuy nhiên, không phải mẹ muốn cho trẻ ăn như thế nào cũng được mà phải có cách cho trẻ ăn dặm và có nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học. Bởi vậy, mẹ không thể bỏ qua những nguyên tắc vàng cho trẻ ăn dặm khoa học như sau.

Bạn nên chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ
Bạn nên chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ

Thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn ăn dặm

Bạn đừng tưởng điều này là bình thường, muốn cho trẻ ăn lúc nào thì cho trẻ ăn lúc đó, do ít sữa nên bạn cho trẻ ăn vào thời điểm 3 – 4 tháng tuổi hay quá thương con và nhiều sữa nên cho trẻ ăn vào lúc 7 – 9 tháng tuổi. Điều này là hoàn toàn sai lầm và cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Nhiều nhà khoa học đã khuyến cáo rằng bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 5- 6 tháng tuổi. Nếu bé đã có những dấu hiệu muốn ăn dặm.

Và thời điểm kết thúc ăn dặm là vào thời điểm 24 tháng tuổi, tức là lúc này mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn loãng như thời kỳ ăn dặm mà nên chuyển sang cho bé ăn chế độ ăn khác để dạ dày của trẻ thích ứng dần và cũng giúp trẻ không lười ăn trong tương lai.

Nguyên tắc cho trẻ ăn từ ít đến nhiều

Những nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học đầu tiên mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải giữ cho mình đó là cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, chứ không được đùng một cái bạn định ra trẻ cần ăn bằng này rồi ép trẻ ăn, khiến bé sợ và bắt đầu biếng ăn tâm lý.

Bạn nên cho trẻ ăn từ ít rồi mới đến nhiêu và không nến ép trẻ ăn
Bạn nên cho trẻ ăn từ ít rồi mới đến nhiêu và không nến ép trẻ ăn

Bạn nên cho trẻ ăn thử nửa chén bột nhỏ dù trẻ ăn hết thì bạn cũng phải để dạ dày của trẻ thích ứng dần trong 1, 2 ngày rồi mới chuyển lên ăn nhiều hơn.

Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc này, bạn sẽ không khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá.

Nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc

Đầu tiên trẻ chỉ quen uống sữa từ mẹ nên khi cho trẻ ăn dặm thì bạn cũng phải cho trẻ tập dần ăn dặm từ những thức ăn loãng rồi mới chuyển dần sang đặc.

Nếu cho trẻ ăn bột thì mẹ cũng phải xay bột thật mịn để pha thành hỗn hợp loãng, mịn và sánh như kem.

Nguyên tắc thức ăn từ ngọt đến mặn

Khi tập cho con ăn dặm, mẹ không nên cho con ăn đa dạng ngay từ đầu mà hãy cho con ăn những thực phẩm ngọt như bột gạo, bột yếu mạch cùng các loại rau củ xay và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 – 4 tuần thì mẹ mới nên nấu bột mặn cho bé. Và mẹ lưu ý là không nên cho trẻ ăn quá nhiều muối, vì chúng không tốt cho trẻ. Hơn nữa kể cả việc cho mắm vào đồ ăn dặm cũng không tốt như các mẹ đang nghĩ.

Hãy cho trẻ tập ăn đồ ngọt rồi mới đến đồ mặn
Hãy cho trẻ tập ăn đồ ngọt rồi mới đến đồ mặn

Đồng thời, khi cho trẻ tập ăn và chuyển biến các món ăn mới, mẹ hãy để bé thích ứng trong 3 – 5 ngày rồi mới chuyển sang các loại thức ăn khác, để tránh bị dị ứng thứ ăn hay rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Mẹ cũng nên nhớ hãy cho thêm dầu ăn để cung cấp năng lượng cũng như giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nguyên tắc cân đối dinh dưỡng

Để đảm bảo nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học mẹ cũng phải cân đối những loại thực phẩm bằng 4 nhóm khác nhau như: Nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm béo, nhóm vitamin và khoáng chất . . . Để làm được điều này mẹ nên hỏi các bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn cách làm cho trẻ tốt nhất.

Trên đây là những nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học để mẹ có thể áp dụng tốt nhất và cũng là biện pháp cho trẻ biếng ăn tốt nhất.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới