Những dấu hiệu bất thường ở thóp của trẻ sơ sinh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng thóp là bộ phận có thể phán ánh được tình trạng sức khỏe của bé, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ huynh cần đặc biệt chú ý.

Những dấu hiệu bất thường ở thóp của trẻ sơ sinh

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy sự thay đổi bất thường ở thóp của trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé thật kĩ.

Tìm hiểu về thóp của trẻ sơ sinh

Trên thực tế, đầu bé có tới 6 thóp. Tuy nhiên 4 thóp ở hai bên đầu đã khép kín trong vài tuần cuối thai kỳ. Hai thóp còn lại chính là hai thóp dễ phát hiện nhất: Thóp trước nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh.

Thóp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Các chuyên gia khẳng định, thóp được bảo vệ bởi nhiều màng dai, dày, khiến cho đầu bé rất linh hoạt. Do đó, những va chạm nhẹ nhàng như đội mũ, gội đầu… không gây ảnh hưởng đến thóp. Tuy nhiên, có những dấu hiệu bất thường của thóp mà cha mẹ cần lưu ý, bởi có thể đó là biểu hiện về những vấn đề sức khỏe của bé. Nếu phát hiện, cha mẹ nên theo dõi và đưa bé đi thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

Thóp của trẻ phồng lên hoặc lõm xuống

Bình thường thóp của trẻ sẽ bằng phẳng hoặc phập phồng theo nhịp đập của tim. Nhưng nếu như phát hiện thóp lồi phồng lên hoặc lõm xuống thì chắc chắn bé có vấn đề sức khỏe.

  • Nếu thóp trước của trẻ sơ sinh phồng lên và trở nên đầy đặn hơn bình thường thì chứng tỏ áp suất trong đầu tăng cao thường gặp trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…
  • Nếu thóp trước của trẻ lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.

Thóp trẻ sơ sinh đóng quá sớm hoặc quá muộn

Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.

Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp. Nếu như thóp của trẻ sơ sinh hoàn thiện theo đúng như trên thì bé phát triển hoàn toàn bình thường.

Còn nếu thóp của bé đóng quá sớm thì rất có thể là não bé hoặc xương đầu bé gặp tình trạng cốt hóa sớm. Thóp và xương khép lại sớm sẽ hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ.Ngược lại, nếu thóp của trẻ sơ sinh đóng muộn chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc trẻ có nguy cơ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Những kiến thức cơ bản liên quan đến mẹ và bé trên đây cũng rất quan trọng đối với các phụ huynh mới có con lần đầu.

Thóp trẻ sơ sinh nhỏ hoặc gần như khép kín

Có rất nhiều trường hợp em bé sinh ra có thóp nhỏ hoặc thóp gần như khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu là do các mẹ lạm dụng nhiều thuốc chứa nhiều canxi. Thực tế, mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung canxi bằng dược phẩm mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi như súp lơ xanh, cần tây, bắp cải, hạt dẻ, hạt hướng dương, dầu vừng là đủ cung cấp canxi cho cả mẹ và bé.

Nguồn theo ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới