Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Sử dụng kháng sinh cho thai phụ cần hết sức cẩn trọng bởi thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vậy trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh thai phụ cần lưu ý điều gì?

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ

Những điều thai phụ cần biết về thuốc kháng sinh

Theo những tin tức y học mới nhất, trong quá trình mang thai, thai phụ có thể mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các Bác sĩ sẽ phải chọn lựa thuốc kháng sinh nào phù hợp nhất mang lại hiệu quả trong điều trị và an toàn cho thai phụ và thai nhi.

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc kháng sinh là tất cả các chất tự nhiên hay bán tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn. Thuốc kháng sinh được coi là con Át chủ bài trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như: bệnh lao, thương hàn, dịch tả…

Các Dược sĩ đã thống kê một số nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm beta-lactamin: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…
  • Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…
  • Nhóm teracyclin: doxycylin, minocyclin…
  • Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol…
  • Nhóm aminoglycoside: streptomycin, kanamycin…
  • Nhóm quinolone: offloxacin, ciprofloxacin…

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau. Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm Candida ở da, miệng, ruột…

Bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa

Bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hầu hết các thuốc kháng sinh đều có thể vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.

Đối với thai phụ, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng (chỉ định) gồm có:

  • Beta-lactamin.

Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có:

  • Phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”).
  • Tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…).
  • Aminoglycosid (gây điếc…).
  • Quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

Nhóm thuốc dùng thận trọng:

  • Rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ).
  • Nitrofuran, Acid Nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ).
  • Metronidazol, Trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

Do cơ thể thai phụ có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh… Vì vậy quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi. Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ phải luôn được sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện, lạm dụng thuốc kháng sinh, vừa gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc vừa gây ra tác hại cho thai phụ và thai nhi.

Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới