Những điều cha mẹ cần biết về chấn thương sọ não ở trẻ em

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Do đặc tính hiếu động và các bộ phận chưa phát triển cứng cáp nên tỉ lệ tai nạn ở trẻ em thường cao hơn người lớn. Trong số các chấn thương mà trẻ dễ mắc phải thì chấn thương sọ não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm nhất.

chan-thuong-so-nao-o-tre-em
Chấn thương sọ não ở trẻ em

Biểu hiện chấn thương sọ não ở trẻ em

Các bộ phận cơ thể ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi chưa phát triển toàn diện, vì vậy các tai nạn xảy ra dễ để lại thương tổn không chỉ hiện tại mà còn ảnh hưởng đến sau này. Nhận biết các biểu hiện bệnh để sớm có phương pháp điều trị phù hợp là cách hạn chế những rủi ro về sức khỏe cho trẻ.

Bệnh lý Chấn thương sọ não ở trẻ em thường có biểu hiện như sau:

  • Trẻ quấy khóc, vật vã, đôi khi lừ đừ, rên rỉ.
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
  • Đau đầu, có thể chảy máu đầu hoặc tai.
  • Bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi.

Trong trường hợp nặng, chấn thương sọ não ở trẻ em có thể gây ra co giật, giãn đồng tử, hôn mê…

Làm gì khi trẻ bị chấn thương sọ não?

Khi trẻ bị chấn thương sọ não cha mẹ nên bình tĩnh để trấn an trẻ
Khi trẻ bị chấn thương sọ não cha mẹ nên bình tĩnh để trấn an trẻ

Sau khi tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt như trượt, ngã…xảy ra. Cha mẹ nên bình tĩnh để trấn an trẻ, bởi nếu cha mẹ sợ hãi hoặc la khóc, trẻ cũng sẽ bị hoảng sợ.

Cần nhanh chóng gọi xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tùy vào tình trạng chấn thương sọ não ở trẻ để có phương pháp sơ cứu phù hợp. Trong trường hợp các dấu hiệu nặng, cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế, không được tự ý bế, vác, di chuyển trẻ bằng xe máy, tránh các chấn thương liên quan đến xương và vùng cổ có thể xảy ra.

Không áp dụng các phương pháp truyền miệng khi cấp cứu trẻ, ví dụ như vắt chanh vào miệng trẻ co giật… Điều này chỉ làm tình trạng xấu đi.

Theo dõi tại nhà cần chú ý điều gì?

Trong trường hợp chấn thương nhẹ, không có triệu chứng nguy hiểm, trẻ sẽ được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của cha mẹ và tư vấn của bác sĩ. Trong thời gian này, cha mẹ nên bên cạnh và quan sát trẻ trong ít nhất 1 tuần và và tái khám nếu có dấu hiệu bất thường. Nhiều trường hợp triệu chứng của chấn thương sọ não không biểu hiện ngay mà tái phát về sau.

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu:

  • Quấy khóc nhiều, ngủ mê sản.
  • Lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy máu hoặc dịch.
  • Trẻ kêu đau đầu, buồn nôn, co giật…
Đề phòng chấn thương sọ não ở trẻ em
Đề phòng chấn thương sọ não ở trẻ em

Trường hợp nào cần phẫu thuật chấn thương sọ não?

Trong trường hợp tai nạn gây vết thương nặng làm lún sọ, vết thương sọ não, tụ máu… trẻ  sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Nhiều tình huống vết thương ảnh hưởng vào máu mạnh mẽ, sau khi phẫu thuật trẻ có thể bị di chứng như yếu chi, rối loạn ngôn ngữ…cần phải vật lý trị liệu sau khi xuất viện.

Quá trình vật lý trị liệu cho chấn thương sọ não ở trẻ thường có kết quả tốt hơn so với người lớn.

Phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em như nào?

  • Cha mẹ cần chú ý những điều sau để phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em:
  • Để trong tầm kiểm soát trong mọi sinh hoạt hay vui chơi.
  • Không cho trẻ chơi đùa ở nơi thiếu an toàn như cầu thang, ban công, gác lửng không có rào chắn.
  • Đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ.

Chấn thương sọ não ở trẻ em rất nguy hiểm. Dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều để lại những di chứng về sức khỏe và ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Hạn chế tối đa những nguy cơ gây tai nạn để bảo vệ trẻ là điều mà cha mẹ cần lưu tâm.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới