Những hậu quả khôn lường khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc ngừng tiêm chủng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay có nhiều trường hợp phụ huynh ngại đưa trẻ đi tiêm chủng, thậm chí là từ chối tiêm chủng cho con, việc này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy sau này.

Những hậu quả khôn lường khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc ngừng tiêm chủng

Những hậu quả khôn lường khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc ngừng tiêm chủng

Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vắc xin có hiệu quả phòng bệnh trực tiếp, tuy nhiên chỉ khi được triển khai trên diện rộng, vắc xin mới có tác dụng gián tiếp tạo ra hàng rào bảo vệ cho cả cộng đồng và phát huy hiệu quả.

Theo Tin tức Y học, trong cộng đồng, tỷ lệ tiêm chủng cao đạt trên 90 – 95%, cho dù mầm bệnh vẫn có thể xâm nhập nhưng do có ít đối tượng cảm nhiễm nên bệnh không thể lan rộng. Một số ít trường hợp chưa tiêm chủng, chưa bị mắc bệnh nhưng nhờ được những người đã có miễn dịch xung quanh che chắn, bảo vệ. Tuy nhiên, nếu không có nền tảng miễn dịch vững chắc thì điều này không xảy ra.

Khi trong cộng đồng, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ xuống thấp hoặc ngừng tiêm chủng sẽ có nhiều nguy cơ bệnh tật mà con người phải đối mặt như:

Hàng rào miễn dịch trong cộng đồng bị phá vỡ.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, không đủ người có miễn dịch trong cộng đồng, mầm bệnh dễ dàng lan tràn. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh, bất kể những người “sống thuận theo tự nhiên” hay không.

Các chuyên gia cho biết, những trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện để tiêm chủng (chưa đến tuổi tiêm chủng, trẻ đang mắc bệnh nặng, trẻ em trong giai đoạn tạm hoãn tiêm chủng, trẻ chống chỉ định tiêm vaccine…) sẽ bị tấn công với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao bởi một thể trạng sức khỏe tốt nói chung chưa đủ để giúp trẻ thoát khỏi bệnh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chỉ khi có miễn dịch đặc hiệu với từng bệnh mới giúp trẻ không mắc bệnh đó.

khi tỷ lệ tiêm chủng thấp, hàng rào miễn dịch có nguy cơ bị phá vỡ.

Khi tỷ lệ tiêm chủng thấp, hàng rào miễn dịch có nguy cơ bị phá vỡ.

Nhiều dịch bệnh đã được khống chế sẽ quay trở lại

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, Vaccine là một trong những thành tựu lớn nhất về y học của nhân loại, giúp loại bỏ, khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến ở trẻ em.

Theo Tin tức Y học ghi nhận, nước Mỹ đã loại trừ bệnh sởi từ năm 2000, tuy nhiên với tình trạng e ngại tiêm chủng của một bộ phận phụ huynh, tình trạng tiêm chủng giảm xuống, số ca trẻ mắc sởi tại các tháng đầu năm 2019 tăng mạnh và bùng phát khiến tình hình dịch sởi tại nước này trở nên tồi tệ nhất trong vòng 27 năm qua.

Tại Việt Nam, trong các năm 2013 – 2014 tình hình dịch sởi nghiêm trọng đã xảy ra với hơn 17.000 trường hợp mắc. Hơn 100 trẻ tử vong, trong đó có hơn 98% trẻ chưa được tiêm chủng, tiêm chủng chưa đủ mũi hoặc trẻ quá nhỏ chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Đây là bài học đắt giá cho hành động trì hoãn tiêm chủng, không tiêm chủng vaccine sởi.

Nếu ngừng tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp, các thành quả khống chế, loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong hàng chục năm qua ở nước ta sẽ bị phá vỡ và đặt nước ta quay trở lại khoảng thời gian hàng chục năm trước đây.

Các chuyên gia cho biết, việc từ chối tiêm chủng không chỉ đặt con trẻ vào rủi ro mà còn xâm phạm lợi ích chung của cả cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới đã đánh giá việc e ngại, từ chối tiêm chủng là 1 trong 10 yếu tố đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Năm 2018, Ủy ban quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên triển khai mạnh mẽ và toàn diện các biện pháp giải quyết tình trạng e ngại và từ chối vaccine dẫn tới tỷ lệ tiêm chủng thấp, thiết lập cơ sở pháp lý cho tiêm chủng, tổ chức các chiến dịch truyền thông rộng rãi.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới