Những hiểu lầm về bệnh tay chân miệng ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi vào mùa dịch. Đây không chỉ là bệnh có nguy cơ tử vong cao mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những hiểu lầm về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trong quá trình thăm khám và chữa bệnh tay chân miệng cho con, nhiều phụ huynh thường có những hiểu lầm nhất định về căn bệnh này. Vậy những hiểu lầm nào cha mẹ hay mắc phải về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ?

Bé bị tay chân miệng nhưng không sốt?

Đa số trẻ bị tay chân miệng chỉ sốt nhẹ nửa ngày, có những trường hợp không sốt hoặc sốt rất nhẹ mà cha mẹ không nhận ra.

Trẻ bị tay chân miệng rồi có bị lại không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hoàn toàn có thể bị nhiều lần. Có rất nhiều siêu vi gây ra bệnh tay chân miệng, tuy nhiên miễn dịch thu được sau mỗi lần mắc bệnh không bền vững, cộng với chưa có cách chữa triệt để bệnh nên bé hoàn toàn có thể bị mắc lại bệnh do ảnh hưởng của các siêu vi khác gây nên.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng lại nổi ban toàn thân?

Khi bị tay chân miệng, bé sẽ nổi ban và bóng nước khắp cơ thể, khó phân biệt với nhiều bệnh lí về da khác. Tuy nhiên tay chân miệng vẫn là vùng tập trung nhiều nhất. Bệnh tay chân miệng không nhất thiết chỉ bị ở tay chân và miệng

Phát ban, nổi bọng nước nhiều có phải là bệnh nặng?

Ban nhiều không có nghĩa là bệnh nặng, có những trường hợp trẻ nhiều ban bọng nước lại có bệnh nhẹ hơn những ca ít ban. Cha mẹ tuyệt không được chủ quan chủ quan nghĩ là ban bình thường, dẫn tới nhập viện trễ gây nguy hiểm cho con.

Trẻ không đi nhà trẻ nhưng vẫn bị tay chân miệng

Trẻ không đi nhà trẻ nhưng vẫn có thể bị tay chân miệng do vào mùa virus phát triển mạnh. Trẻ ở nhà nếu tiếp xúc với người bên ngoài hay chơi ngoài công viên vẫn có thể lây bệnh… Tất nhiên tỉ lệ trẻ đi nhà trẻ bị tay chân miệng vẫn cao hơn rất nhiều.

Hết ban đồng nghĩa với khỏi bệnh?

Bằng phương pháp  PCR nhận thấy acid Nucleic của virus vẫn được phát hiện trong phân của trẻ bị tay chân miệng 10 tuần sau khi nhiễm, trong dịch tiết hô hấp 30 ngày sau nhiễm bệnh. Bằng phương pháp truyền thống người ta vẫn phát hiện virus trong phân từ 4 – 6 tuần sau khi bị nhiễm, trong dịch hô hấp 3 tuần sau nhiễm bệnh. Tùy loài siêu vi và mức độ nặng của bệnh, đồng nghĩa với việc không phải cứ hết ban là khỏi bệnh, trẻ vẫn có khả năng lây cho trẻ khác nếu vệ sinh không kĩ.

Bị tay chân miệng là phải cách li ngay?

Thực ra cách li trẻ hầu như không ngăn chặn được sự lây lan của bệnh, vì siêu vi vẫn tồn tại trong phân, nước bọt, dịch tiết hô hấp ở trẻ. Dù đã hết triệu chứng nhiều tuần sau đó, bé vẫn có thể lây cho trẻ khác.

Phòng tránh bệnh phụ thuộc lớn vào công tác vệ sinh bàn tay cũng như đồ chơi, dụng cụ của trẻ… Thậm chí có những trẻ không hề có biểu hiện bệnh ra bên ngoài nhưng vẫn mang virus lây lan cho những trẻ khác.

Trường hợp nào trẻ cần cách ly?

Cần cách ly khi trẻ có nhiều bọng nước to, có thể gãi chảy nước ra ngoài, đồng thời dễ bị nhiễm trùng thứ phát tại bọng nước. Những trẻ loét miệng nhiều, chảy dãi liên tục đào thải virus với mật độ lớn và thường xuyên dẫn đến tăng khả năng lây lan. Trẻ bị tiêu chảy cũng dễ lây lan hơn vì tốc dộ thải phân cũng như thay bỉm lớn, làm virus dễ phát tán ra ngoài.

Cha mẹ có nên làm xét nghiệm tìm EV71 cho trẻ không?

Không nhất thiết làm xét nghiệm, hãy coi như trẻ bị nhiễm EV71 và theo dõi sát sao. Vì nếu xét nghiệm không phải EV71, phụ huynh dễ nảy sinh tâm lí chủ quan mà không sát sao theo dõi, dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ cần lưu ý nhất là vệ sinh sạch sẽ con và đồ chơi của con.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới