Những lưu ý về chăm sóc trẻ béo phì

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Chăm sóc trẻ nhỏ rất cần sự tinh tế của các bậc phụ huynh, nhất là các bé có dấu hiệu béo phì, thừa cân. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì có những gì cần lưu ý?

Những lưu ý về chăm sóc trẻ béo phì

Một đứa trẻ có cân nặng quá khổ luôn mang đến sự lo lắng cho bố mẹ các bé, vì đi kèm với thừa cân, béo phì là cả loạt các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của trẻ.

Làm thế nào để nhận biết và phát hiện trẻ béo phì

Trẻ béo phì là khi cơ thể bé bị dư thừa cân do cơ thể thừa mỡ hay lượng mỡ vượt quá mức cho phép. Để xác định trẻ có bị béo phì chúng ta cần cho trẻ làm các phân tích như đo để xác định lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng mỡ trong cơ thể hoặc dùng khoa học phát triển như phóng xạ hoặc các loại cân hiện đại để xác định tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể.

Trẻ bị béo phì có thể dẫn tới các hậu quả gì?

Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Cụ thể bệnh có thể dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa lipit máu, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim hoặc đôi khi có những trường hợp gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt hệ lụy của béo phì ở trẻ nhỏ có thể kéo dài cho tới khi trưởng thành  như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh ung thư.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh  béo phì thường hay thiếu tự tin khi giao tiếp trong xã hội, sống thu mình vì hay bị các bạn cùng lớp, cùng độ tuổi trêu ghẹo, lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng tự kỷ.

Nhưng lưu ý trong chế độ chăm sóc trẻ béo phì.

Chăm sóc trẻ béo phì đòi hỏi bố mẹ cần có sự hiểu biết về khẩu phần ăn riêng cho các bé cũng như sự kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao một cách hợp lý. Trẻ vẫn cần được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đa dạng và phong phú nhưng quan trọng hơn khẩu phần ăn của trẻ mắc béo phì cần theo đúng khoa học.

Với trẻ béo phì, khẩu phần ăn cần được tăng cường các loại hải sản, cá và rau xanh. Đồng thời, giảm các loại thức ăn, thực phẩm giàu chất béo, chất đạm, các loại đường và tinh bột. Bố mẹ nên tạo ra thực đơn các món ăn cho bé theo tuần để đảm bảo vẫn có sự đổi món, sự đa dạng các món ăn.

Trẻ béo phì thường có những biểu hiện như thèm ăn và luôn muốn ăn đồ ăn với lượng lớn. Vì vậy, khi các bé dùng bữa nên có sự theo dõi của phụ huynh và cần cho trẻ dùng bữa đúng giờ. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ bổ sung thêm sữa nhưng nên sử dụng các loại sữa không đường và không nên uống trước khi đi ngủ. Lưu ý chúng ta cần hạn chế cho trẻ thừa cân, béo phì sử dụng các loại nước có gas và đồ ăn sẵn.

Một điều quan trọng trong chăm sóc trẻ béo phì đó là cần cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Việc tập thể dục giúp trẻ tiêu hao năng lượng từ đó giảm tích tụ mỡ và cải thiện được tình trạng thừa cân. Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen tập thể dục vào sáng và chiều tối mỗi ngày, tối thiểu 30-60 phút tập luyện. có thể cho trẻ  thể dục bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, đá bóng hoặc bơi lội.

Ngoài ra, bố mẹ và người thân cũng cần quan tâm trẻ béo phì nhiều hơn, thường xuyên giao tiếp để trẻ không bị tự ti với xã hội. Chúng ta cần tránh những câu nói dễ gây hiểu lầm cho trẻ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần quan tâm đến trẻ sau mỗi buổi đi học hoặc sinh hoạt tập thể, thường xuyên trao đổi và chia sẻ với các bé để tạo niềm tin và tránh việc sống thu mình ở trẻ béo phì.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới