Phòng tránh viêm amidan tái phát lúc giao mùa

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi là bị tái phát bệnh viêm amidan khiến họng sưng đau, cổ rát, khản tiếng, thậm chí là mất tiếng ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

                                                             

 Viêm amidan xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và một phần người trưởng thành. Vì vậy chuyên mục ‘’thầy thuốc tư vấn’’ của trường cao đẳng Y-Dược Pasteur sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết để phòng tránh viêm amidan tái phát.

Amidan là gì?

Amidan hay còn có tên gọi khác là viêm hạch hạnh nhân, hạch này nằm hai bên thành họng, tạo ra các tế bào bạch cầu giúp cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Vì nằm tại vị trí nhạy cảm ngay ngã ba hầu họng, tiếp giáp của đường ăn và đường thở nên amidan dễ bị vi khuẩn hay virus tấn công, dễ bị viêm. Có thể phân loại viêm amidan thành các thể như:

Viêm amidan cấp tính: Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày  đến 2 tuần.

Viêm amidan tái phát: Trong một năm, người bệnh bị nhiều đợt viêm amidan tái phát cấp tính liên tục.

Viêm amidan mạn tính: Người bệnh bị đau họng, khó nuốt và hôi miệng thường xuyên.

Viêm amidan có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần phải dùng thuốc. Bệnh ít gây nguy hại đến sức khỏe nhưng các triệu chứng thường khiến người bệnh khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Đặc biệt là những người có công việc hay phải giao tiếp nhiều ( giáo viên, nhà diễn thuyết, nhân viên bán hàng…)

Các dấu hiệu của bệnh viêm amidan

Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán viêm amidan khi soi khám cổ họng hay xét nghiệm dịch họng của bệnh nhân xem có bị đỏ, sưng hay có thể có mủ hay không? Hoặc có thể dựa vào những dấu hiệu điển hình sau để chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm amidan hay không: đau họng, khó nuốt và có cảm giác đau họng khi nuốt, sốt cao, đau đầu, đau ở  hai bên tai và cổ do các tuyến hạch bạch huyết bị sưng lên, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, ho, ớn lạnh, giọng nói bị khản. Đôi khi xảy ra tình trạng viêm amidan kép khiến cổ họng của bệnh nhân sưng to gây khó thở, cổ cứng, yếu cơ, sốt trên 39,5°C, đau họng trên 2 tuần  trong trường hợp này bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Các phương pháp chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả

Đối với bệnh nhân bị viêm amidan tái phát nhiều lần hay viêm amidan mạn tính gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh hoặc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Đối với những trường hợp bị bệnh viêm amidan nhẹ, bệnh nhân thường không cần phải điều trị bằng phương pháp mà có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau để giảm triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả:

Nghỉ ngơi đầy đủ: giúp cơ thể tập trung năng lượng vào việc chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng sức đề kháng.

Uống nước đầy đủ: Khi bị viêm nhiễm, cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường. Việc uống đủ nước hay các thức uống khác như sữa, nước trái cây… giúp ngăn không cho cổ họng bị khô và khó chịu. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn không nên dùng thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích.

Súc miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên: Súc miệng nhiều lần trong ngày với nước muối sinh lý cũng giúp làm dịu cổ họng, sát trùng, giảm viêm họng.

Dùng viên ngậm: Viên ngậm có chất sát khuẩn để điều trị đau họng có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Hít thở hơi nước nóng, ẩm và giữ ấm vùng hầu họng: sử dụng máy làm ẩm hoặc ngồi trong phòng tắm, xả vòi sen nước nóng có thể giúp giảm bớt kích ứng do không khí khô gây ra, khi ra đường cần mặc đủ ấm, quàng khăn làm ấm cổ.

Tránh khói thuốc lá và môi trường khói bụi, ô nhiễm: Khi bị bệnh viêm amidan, bệnh nhân không nên hút thuốc hoặc tránh nơi có nhiều khói thuốc, môi trường bụi bẩn ô nhiễm điều này góp phần giảm các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm amidan gây ra.

Dùng các thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng: vitamin C, khoai lang, các loại hoa quả, hạt có màu cam nhạt.

Dùng thuốc  giảm đau hạ sốt không kê đơn: Để giảm đau và hạ sôt như ibuprofen hoặc paracetamol.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới