Là phụ nữ không nên “mê” đàn ông làm Bác sĩ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 3,50 trong tổng số 5)
Loading...

Vì cái danh xưng vì sự đĩnh đạc bảnh bao của những gã đàn ông làm nghề Y khi khoác lên mình chiếc áo blouse mà nhiều cô gái đã thầm uớc ao mơ về hạnh phúc với gã đàn ông ấy. Nhưng nghe tôi là phụ nữ đừng nên “mê” đàn ông làm Bác sĩ.

 Là phụ nữ không nên “mê” đàn ông làm Bác sĩ

Bất hạnh từ nghề Y

Từ trước tới nay ông bà ta thường ngưỡng mộ 2 nghề trong xã hội đó là nghề giáo “trồng người” nghề Y “cứu người” vì cho rằng những người làm trong nghề này luôn cao quý, phẩm chất tốt sau này nếu lấy được thì cuộc sống trăm bề ấm no.…Thực ra đó chỉ là quan niệm chứ nào có một chuẩn mực cụ thể nào cho việc chọn vợ chọn chồng phải phụ thuộc vào ngành nghề. Ấy thế mà cái nghề luôn được mọi người ca tụng, ngưỡng mộ, coi như “bồ tát sống” lại khiến tôi ngao ngán khi chồng mình làm công tác trong ngành Y tế Việt Nam.

Nghe bác sĩ ai cũng tưởng danh giá, thì đúng cũng danh giá thật. Học hành vất vả, ra trường công việc lại áp lực nặng nề. Dù bây giờ, có một bộ phận y bác sĩ đánh mất y đức, bị cả xã hội lên án, khiến rất nhiều bác sĩ khác cũng bị lên án theo, nhưng xã hội vẫn luôn cần thầy thuốc. Người ta không bao giờ có thể hết ốm đau bệnh tật. Và một lý do nữa, khiến mọi người cho rằng nghề này có giá là vì thường thì làm bác sĩ không ai nghèo, ai cũng có cuộc sống tương đối dễ chịu, bất kể là người làm trong Y học cổ truyền hay y học hiện đại.

Cuộc sống gia đình tôi cũng khá ổn và người đàn ông ấy cũng góp phần nhiều công sức. Nhưng đổi lại? Tôi gần như phải làm tất cả mọi việc, không hề được chia sẻ trong các công việc nhà, việc chăm sóc con cái. Đơn giản vì công việc trong ngành Y đã chiếm trọn thời gian của chồng tôi, khi phải liên tục khám, chữa, tham gia các ca trực đêm khiến ngôi nhà tôi luôn lạnh lẽo thì thiếu hơi người trụ cột.

Người đàn ông làm nghề Y rất ít thời gian dành cho gia đình

Nghề Y mang đến cho người ta sự cam chịu

Cuộc sống của người phụ nữ có chồng làm nghề Y như tôi luôn phải chịu cay đắng tủi hơn, vì luôn phải “nhường” chồng mình cho bệnh nhân. Tôi cũng hiểu đó là tính chất công việc của người làm ngành Y, vì đi làm cũng một phần vì tiền mà phần còn lại cũng vì lương tâm của người làm nghề.

Từ những năm chúng sống cùng nhau, số lần chồng tôi ở nhà trọn vẹn cả ngày chỉ đếm được trên đầu ngón tay, gần như anh đang là một bác sỹ nội trú thực thụ. Mặc dù bệnh viện luôn bố trí mọi người thay nhau trực nhưng số bệnh nhân quá nhiều, anh đã từng nói nhìn bệnh nhân đau mình cũng như ngồi trên đống lửa, và thế là chồng tôi chăm sóc người bệnh quanh năm, còn tôi ốm thì “có khả năng tự khỏi bệnh”. Tôi tự dùng thuốc, tự lo liệu cho mình, chờ anh thì lâu lắm. Người nhà, họ hàng ai cũng quý anh, bảo tôi tốt số, nhưng thực ra họ mới là người được nhờ, chứ tôi nào được nhờ gì. Và để anh làm tròn được trách nhiệm với xã hội thì tôi và các con đã phải hi sinh rất nhiều.

Chưa kể đến môi trường nơi những người làm nghề Y là điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh phát triển, vì nơi đó hội tụ đủ những tinh hoa của vô vàn loại bệnh khác nhau. Vất vả và áp lực là thế nhưng tôi chỉ mong xã hội có thể hiểu và thông cảm cho những người công tác trong ngành này một phần thay vì luôn “vơ đũa cả nắm” khi thấy “1 con sâu bỏ dầu nồi canh”. Luôn biết nghề nào cũng có những vất vả và khó khăn những không nghề nào bất hạnh như nghề Y.

Vì thế hãy nghe tôi nếu bạn xác định lấy người làm nghề Y bạn cần là người can đảm và bao dung hơn bất cứ người phụ nữ nào có như thế hạnh phúc mới vẹn toàn.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới