Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh cường giáp

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thời gian gần đây, bệnh viện nội tiết trung ương thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị cường giáp (bệnh basedow) do tự ý điều trị bằng thuốc nam, có những trường hợp nặng cần phải đặt nội khí quản, thở máy…

490094

Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh cường giáp

Vì vậy chuyên mục ‘’thầy thuốc tư vấn’’ của trường cao đẳng Y-Dược Pasteur xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về căn bệnh này để độc giả có để phòng và điều trị đúng cách, kịp thời.

Bệnh cường giáp là bệnh gì?

Cường giáp là bệnh cường giáp trạng, do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết, tuyến giáp là một tuyến nội tiết rất quan trọng của cơ thể, hormon tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể, do đó thì bị rối loạn tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. Bệnh cường giáp thường hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Những dấu hiệu của bệnh cường giáp

Cường giáp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng khác của cơ thể, sau đây là 11 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc bệnh cường giáp:

 Stress : bệnh nhân cảm thấy dễ bị căng thẳng, khó chịu. lo lắng kéo dài và thường xuyên xuất hiện những cơn cáu kỉnh và kích động mà không có nguyên nhân.

 Khó ngủ: bệnh nhân gần như khó ngủ, trằn trọc suốt đêm và thường thức dậy quá sớm hơn cả thói quen hàng ngày.

 Suy giảm chức năng vận động: gây yếu cơ bắp, như mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động…

Nhịp tim nhanh: thường hơn 100 nhịp/phút hoặc  loạn nhịp tim, đánh trống ngực, bệnh nhân cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở.

Thân nhiệt cao: tăng nhạy cảm với nhiệt, thân nhiệt luôn ở mức cao hơn bình thường do tăng mức chuyển hóa cơ sở.

Tăng nhu động ruột: người bệnh đi tiêu nhiều lần thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Run: run tay và các ngón tay.

 Phì đại tuyến giáp: cổ của người bệnh xuất hiện tình trạng sưng to, được gọi là “bướu cổ”.

Bệnh cường giáp có khả năng di truyền, thường gặp ở nữ giới hơn nam giới nên khi bị bệnh cường giáp có khả năng biến đổi chu kỳ kinh nguyệt..

Bệnh nhân giảm cân đột ngột: dù  có chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí ăn ngon miệng.

 Ra mồ hôi nhiều hơn.

Bệnh cường giáp sẽ để lại biến chứng gì?

–  Vấn đề về tim mạch: gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim được gọi là rung nhĩ và suy tim sung huyết.

–  Giòn xương:  xương yếu, dễ gãy (loãng xương) do có quá nhiều hormon tuyến giáp cản trở khả năng hấp thụ canxi vào xương của cơ thể.

–  Các bệnh về mắt: mắt phồng lên, mắt đỏ hoặc sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mờ hoặc nhìn đôi.

–  Đỏ, sưng da: mẩn đỏ và sưng, thường trên mào xương chày và bàn chân.

–  Cơn cường giáp cấp: sốt, nhịp tim nhanh và thậm chí mê sảng

Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp

-Phương pháp dùng thuốc:  thuốc ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bao gồm propylthiouracil (PTU) và methimazole. Thuốc có thể được sử dụng như một liệu pháp điều trị chính hoặc để chuẩn bị cho các phương pháp điều trị khác.

Phóng xạ i-ốt : phương pháp tốt nhất đối với bệnh nhân trên 21 tuổi.

Phẫu thuật: dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc bệnh nhân không muốn sử dụng phương pháp phóng xạ i-ốt có thể phẫu thuật, phụ nữ mang thai.

Chế độ dinh dưỡng  dành cho bệnh nhân cường giáp và các phương pháp phòng bệnh

Những thực phẩm không nên dùng: thực phẩm giàu muối i-ốt, cà phê, sữa tươi nguyên kem, đường, thịt đỏ, đồ uống chứa cồn

Những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân bị cường giáp: gạo lứt, quả mọng, rau họ cải( cải xanh, súp lơ…), thực phẩm giàu vitamin D và omega 3…

Bảo vệ đôi mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave

Bệnh cường giáp cần phải chăm sóc và điều trị lâu dài.

Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run, bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng;

Không tập thể dục và vận động mạnh cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát,

Không hút thuốc, vì có thể làm ảnh hưởng đến thị lực.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới