Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng ra sao đến phụ nữ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ khiến chị em bị thiếu máu, xuống sắc mà còn đe doạ tới sức khoẻ sinh sản và thiên chức làm mẹ của họ. Vậy rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm ra sao?

Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng ra sao đến phụ nữ?

Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng ra sao đến phụ nữ?

Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị rối loạn kinh nguyệt là vô cùng cần thiết.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt không đều, không ổn định, là những trạng thái bất thường, những thay đổi đáng kể về chu kỳ kinh nguyệt như: kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc kinh nguyệt thay đổi, đau bụng kinh dữ dội, chậm kinh, vô kinh, rong kinh…

Chứng rối loạn này là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, có thể xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh đẻ và cả độ tuổi mãn kinh.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

  • Nội tiết tố có vai trò duy trì sự ổn định của kinh nguyệt. Thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh, nội tiết tố bị thay đổi.
  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, an thần… khiến kinh nguyệt không đều đặn.
  • Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone.
  • Thói quen hút thuốc, tiêu thụ nhiều rượu bia, chất kích thích, cà phê
  • Rối loạn kinh nguyệt còn có nguyên nhân từ việc thực hiện chế độ ăn kiêng không đúng cách, do chứng chán ăn hoặc ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thể thao hay làm việc, lao động quá sức gây tiêu hao năng lượng, sụt giảm cân nhanh.
  • Ngoài ra, những trường hợp nạo phá thai, những người có bệnh lý về gan, tuyến giáp, bướu cổ, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung… cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Bất thường về chu kỳ kinh: Kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn đấy. Trung bình, 1 chu kỳ kinh thường theo vòng lặp, kéo dài trong khoảng thời gian từ 28-30 ngày. Nếu chu kỳ này diễn ra trên 35 ngày là kinh thưa, còn dưới 22 ngày là kinh mau. Vòng tuần hoàn của kinh nguyệt lệch nhau từ 5 ngày trở lên được xem là không ổn định, không theo quy luật.

Bất thường về số ngày kinh, tuổi kinh, số lượng kinh: Mỗi kỳ đèn đỏthường có độ dài từ 3-7 ngày. Nếu số ngày có kinh kéo dài trên 7 ngày được xem là rong kinh, nếu chỉ diễn ra trong 1-2 ngày được xem là kinh ngắn. Mãn kinh đúng tuổi là khoảng 40-50 tuổi, sớm hơn 40 được gọi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được gọi là mãn kinh muộn.Thông thường, lượng máu kinh sẽ ra nhiều trong 3 ngày đầu rồi giảm dần vào những ngày sau. Trung bình, chị em mất từ 50-80ml máu cho mỗi kỳ nguyệt san. Nếu nhiều hơn số lượng này thì được xem là đa kinh, cường kinh. Còn nếu dưới 20ml thì được xem là kinh nguyệt ít.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Hậu quả, tác hại của rối loạn kinh nguyệt

  • Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em xuống sắc do cơ thể mệt mỏi, da dẻ xám xịt, nhợt nhạt, dễ xuất hiện các vết thâm nám, tàn nhang và các loại mụn.
  • Ra máu nhiều, dai dẳng hoặc ra máu không đều, không theo chu kỳ sẽ khiến cơ thể chị em thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, thở gấp, loạn nhịp tim…, ảnh hưởng đến sức khoẻ, suy giảm chất lượng cuộc sống, nếu kéo dài thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Rối loạn kinh nguyệt còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý và khả năng sinh sản của phụ nữ. Do khó xác định được chu kỳ rụng trứng gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt

Trước chu kỳ nguyệt san, phụ nữ không nên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, hoặc có thuộc tính hàn. Nên tiêu thụ nhiều thịt gia cầm, uống sữa, nạp thêm nhiều dưỡng chất.Xây dựng thực đơn hằng ngày khoa học, toàn diện, đầy đủ dinh dưỡng.

Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn, lưu ý giữ ấm bụng, đồng thời giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.

Cần có lối sống lành mạnh, văn minh. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Không lạm dụng thuốc tránh thai vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có rối loạn kinh nguyệt.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… vì chúng có thể khiến cho nội tiết tố của bạn bị rối loạn, từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới