Rượu bia và thói quen dùng thuốc giải rượu

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thuốc giải rượu dần trở thành cụm từ quen thuộc của cánh mài râu mỗi khi chuẩn bị đi nhậu nhẹt. Vậy thực hư tác dụng và tác hại mang lại từ loại thuốc này là gì?

Rượu bia và thói quen dùng thuốc giải rượu

Một vài năm trở lại đây, trên thì trường xuất hiện một loại thuốc có tên thuốc giải rượu. Và không ít người đã làm dụng sử dụng nó hằng ngày mà không quan tâm đến cơ chế tác dụng của loại thuốc này.

Tác hại của việc dùng nhiều rượu bia

Bác sĩ Nguyễn Hữu định giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ khi rượu bia vào cơ thể, chúng được hấp thụ từ miệng đến niêm mạc hậu môn, nhưng chủ yếu ở tá tràng (90%).

Khi rượu vào máu, thời gian phân hủy là 2 tiếng. Cứ sau khoảng thời gian này, nồng độ rượu trong máu giảm đi một nửa. Rượu được đào thải ra bên ngoài cơ thể  bằng cách chuyển hóa hết ở gan, hô hấp hoặc nước tiểu (10% nguyên vẹn qua nước tiểu). Do đó, chỉ cần để qua đêm, lượng rượu sẽ được chuyển hóa hết mà không cần làm gì. Trong trường hợp muốn nhanh chóng đào thải lượng rượu bia khỏi cơ thể, cách tốt nhất là đào thải qua đường nước tiểu.

Nếu rượu đi vào cơ thể mà không được đào thải ra bên ngoài, tác động đến não, gây ức chế ở vỏ não, từ đó dẫn đến mất kiểm soát hành vi, lời nói, nặng hơn là ức chế về hô hấp. Hơn nữa, khi nồng độ cồn trong máu quá cao cơ thể người sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Với những trường hợp nặng như thế này rất khó cứu chữa kể cả cho thở máy, đặt nội khí quản.

Thuốc giải rượu là gì?

Dược sĩ Đặng Thị Dương giảng viên Cao đẳng  Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thuốc giải rượu là thuốc có tác dụng giảm bớt độ say khi đang uống hay ngay sau uống rượu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì chúng ta đều cần nghiên cứu tác dụng, tác hại. Với thuốc giải rượu này cũng vậy, trước khi dùng người sử dụng cần tìm hiểu xem nguyên lý, cơ chế nào dẫn đến việc nó có thể giải được rượu. Để từ đó chúng ta có những nhận định riêng về việc nên hay không nên sử dụng thuốc giải rượu.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giải rượu khác nhau như: ME-21, RU-21 , Mewol-21, và gần đây là Voskyo 3… Các viên thuốc này có thành phần gồm vitamin B1, B6, axít fumaric, axít succinic, PP, axít glutamic …, hoặc chứa chất giúp chuyển hóa là metadoxin.

Cơ chế và tác hại của các loại thuốc giải rượu

Dược sỹ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các viên giải rượu hay giải say chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu và từ đó làm rút ngắn được thời gian rượu tác dụng đến các tế bào trong cơ thể. Thực tế, chưa chứng minh khoa học nào chỉ ra rằng các loại thuốc này không ảnh hưởng đến các cơ quan như gan thận và thần kinh trung ương. Vì thiếu hiểu biết, nhiều người trong số chúng ta lầm tưởng thuốc giải rượu là thuốc tốt như chìa khóa vạn năng mà nhiều người cứ vô tư uống rượu rồi dùng nó để giải rượu sau đó tự nghĩ rằng không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi rượu vào cơ thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh mà viên giải rượu lại không có tác dụng thần kỳ bảo vệ cho gan và hệ thần kinh nên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Theo dự liệu của trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai ghi lại, bệnh viện đã từng tiếp nhận bệnh nhân nghiện rượu uống tới say xỉn rồi uống thuốc giải rượu phải đi cấp cứu. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh gan nhưng lạm dụng thuốc giải rượu, coi đó như thần dược giúp uống rượu nhiều hơn, thế là dẫn tới suy gan phải nhập viện.

Như vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh chúng ta không nên sử dụng quá nhiều rượu bia cũng như lạm dụng các loại thuốc giải rượu. Hoặc nếu đã nhỡ uống nhiều rượu bia thì có thể sử dụng phương pháp uống nhiều nước để rượu đi ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất. Đây là phương pháp an toàn không gây hại cho sức khỏe nhất.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới