Sắp có chương trình giáo dục phổ thông mới

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (6 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ông Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông cho biết sẽ có nhiều thay đổi trong dự thảo và sẽ dưa ra lấy ý kiến rộng rãi toàn dân.

giaoduc-5-8-15

Sắp có chương trình giáo dục phổ thông mới

Dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông mới đang được tiến hành

Sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục đang được Bộ triển khai đồng bộ quyết liệt, bắt nguồn từ kỳ thi THPT quốc gia đến việc tuyển sinh đại học cao đẳng và giờ đây Bộ đang mạnh mẽ và dứt khoát trong cải cách chương trình giáo dục phổ thông cho kiện toàn và tinh gọn.

Trước tình trạng hàng chục vạn cử nhân, thạc sĩ không tìm được việc làm trong số cả triệu người thất nghiệp hàng năm. Lãng phí nguồn lực lao động trẻ vô cùng lớn mà cả núi tiền của nhiều gia đình và Nhà nước đã dốc ra cho hoạt động giáo dục từ nhiều năm nay. Đây là điều khiến các nhà làm giáo dục đau đầu khi chưa có phương hướng. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết việc cải tổ lại giáo dục bắt nguồn từ THPT sẽ giúp nền giáo dục có thể sáng hơn.

Điểm mới trong Dự thảo là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề. Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và THCS; giai đoạn giáo dục định hướng nghề là cấp THPT sẽ có những cách thức để phân luồng học sinh ngay từ dưới những cấp học dưới này.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: “căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông, giai đoạn định hướng nghề phải giúp học sinh tiếp cận nghề, chuẩn bị cho việc học sau phổ thông có chất lượng”

 Theo đó giai đoạn định hướng nghề được thực hiện từ cấp THPT. Cụ thể: Từ lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp, lớp 11, 12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp. Dự kiến, lớp 10 có 11 môn học bắt buộc: Ngữ văn, ngoại ngữ, toán, giáo dục công dân, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học ,sinh học, tin học, thiết kế và công nghệ. Mỗi học kỳ không học quá 7 môn.

Ngoài ra, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, hoạt động nghệ thuật cũng là những môn bắt buộc. Lớp 11, 12 có 5 môn tự chọn tối thiểu trong các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ, giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý, hóa học, sinh học, tin học, thiết kế và công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc. Tổng số tiết các môn tự chọn không thấp hơn 20 tiết trong tuần.

Việc để học sinh có thể tự chọn các môn học ngay từ dưới giáo dục THPT sẽ là những giải pháp để giúp học sinh định hướng cho mình. Khi đó, học sinh sẽ biết mình có đam mê và sở thích phù hợp với ngành nghề gì và nên chọn trường Trung cấp hay cao đẳng, đại học .. GS cho biết.

Ngoài việc sắp xếp các môn học định hướng nghề sớm như trên, mô hình giáo dục cũng thay đổi, cụ thể: Không tích hợp môn lịch sử và môn địa lý thành môn khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp lịch sử vào môn học mới là công dân với Tổ quốc như Dự thảo trước đó. Tuy nhiên, vẫn tích hợp nội dung các môn vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất thành nội dung khoa học tự nhiên.

chương trình giáo dục phổ thông mới

Dự thảo mới sẽ xem xét các nền giáo dục của các nước trên thế giới hiện nay.

Dự thảo đề xuất xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển đã làm, đó là cấu trúc nội dung môn Khoa học thông qua hệ thống các chủ đề tích hợp như: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống, khoa học trái đất, môi trường… xuyên suốt các lớp học.

Hiện nay thông qua tìm hiểu các ý kiến từ các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý, nhà sư phạm, đặc biệt là các thầy cô giáo dạn dày kinh nghiệm đang giảng dạy ở các bậc phổ thông đều có chung nhận xét: hiện tại và trước đây học sinh phải học “tràng giang đại hải”, nhiều kiến thức hàn lâm học sinh biết nhưng không sâu ở một lĩnh vực nào. Chính vì vậy, khi ra trường THPT nhiều học sinh không biết mình nên học gì và phải mất 1 năm đến 2 năm thất nghiệp mới định hình cho mình con đường học.

Ngay cả những em xuất sắc trúng tuyển vào công ty nước ngoài hoặc các cơ quan Nhà nước đều phải đào tạo lại mới làm được việc, phải thêm mất thời gian lại tốn kém thêm tiền bạc. Hy vọng với sự cải cách trong Dự thảo giáo dục Chương trình phổ thông mới sẽ khắc phục được tình trạng dư thừa lao động nói trên.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới