Sinh viên Ngành Y và những câu hỏi “chất” nhất quả đất

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sinh viên ngành y hẳn sẽ khó tránh khỏi những câu hỏi khiến bạn khó có thể trả lời được thậm chí ai cũng nghĩ rằng theo được nghề y rất đáng ngưỡng mộ.

Bạn học ngành Y à? Giỏi quá!

Điểm thi tuyển đầu vào của ngành Y cao ngất ngưởng, cao nhất trong các ngành, thậm chí có những chuyên ngành điểm chuẩn gần chạm đến điểm trần. Bởi vậy khi thi đỗ ai cũng cảm thấy ngưỡng mộ chỉ có sinh viên ngành Y mới có được số điểm cao, tài giỏi.  Tuy nhiên bạn Minh Hà sinh viên năm ba Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Biết mình học ngành Y nên đôi khi nhiều người thường tỏ ra ngưỡng mộ và khi được hỏi bạn học y à mình cảm thấy không thoải mái lắm. Bởi vì rất khó trả lời muốn khiêm tốn cũng không được mà nhận cũng không xong. Không khéo người ta lại cứ nghĩ sinh viên Y mang tiếng học giỏi rồi tự kiêu.

Sinh viên Ngành Y và những câu hỏi “chất” nhất quả đất

Học Y đã phải canh nhà xác chưa?

Hoảng hồn, đồng ý là khi học ngành Y cần phải có va chạm thực tế, việc tiếp xúc với các ca bệnh nặng hoặc trực tiếp tiếp xúc với xác chết thật. Vậy nhưng thông tin phải canh nhà xác khiến cho không ít các bạn sinh viên hoang mang, băn khoăn. Còn trên thực tế sinh vien chỉ giải phẫu trên xác chứ không phải canh nhà xác.

Cứ học Y là học khoa sản, ngoại?

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng học Y ra sẽ làm Bác sĩ đa khoa hoặc theo học khoa sản, ngoại? Thực tế chương trình đào tạo của ngành Y đã thay đổi từ rất lâu và Bác sĩ chỉ có Đa khoa, Răng- hàm- mặt, Y học cổ truyền, Dự phòng. Các bạn sinh viên ngành y phải học rất nhiều bởi vì kiến thức ngành y mênh mông vô cùng, sau khi ra trường sinh viên mới chọn chuyên khoa sau này để làm việc.

Học Y sau này nhiều tiền, nhanh giàu lắm!

Ai cũng nghĩ học ngành Y sau này sẽ có nhiều tiền, làm giàu nhanh lắm nhưng mọi người không hiểu rằng đó chỉ là một số ít Bác sĩ giỏi, kinh nghiệm lâu năm. Đa số họ phải làm thêm rất nhiều giờ mới có được nhà, xe sang trọng. Bởi vì sau giờ làm việc hành chính Bác sĩ còn phải làm việc thêm ở ngoài phòng khám. Bác sĩ cũng phải làm việc cực nhọc, vất vả mới giàu có được.

Giảng viên Mai Anh phụ trách giảng dạy Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Nếu như người khác mỗi tuần chỉ làm việc 40 giờ, còn Bác sĩ phải làm việc tới 60 giờ thậm chí 80 giờ. Còn với các Bác sĩ trẻ mới ra trường vẫn còn tiếp tục phấn đấu làm việc, học hỏi kinh nghiệm lâu năm mới có thể trực tiếp khám chữa bệnh cho mọi người. Còn sinh viên ngành y khi nghe câu này cũng chỉ biết ậm ờ cho qua không thể bình luận gì thêm.

Chẩn đoán bệnh bất đắc dĩ

Có bạn bè học Y nên ai cũng nhắn tin, gọi điện để chấn bệnh cho họ, bỗng dưng sinh viên ngành Y trở thành người chẩn đoán bệnh bất đắc dĩ. Dân ta vốn rất kì lạ đó là tự chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho mình trong khi không rõ các triệu chứng bệnh, chẩn đoán hình ảnh, cận lâm sàng không có mà chỉ quan tâm đến việc uống thuốc cho dứt điểm bệnh. Trong khi người học Y khuyên nên đến Bác sĩ thăm khám, kiểm tra lại không chịu vì ngại đi, không có thời gian, tốn chi phí. Vốn dĩ sinh viên phải chẩn đoán bệnh bất đắc dĩ mà khó có thể từ chối.

Học Y sẽ quen biết cả bệnh viện

Theo đuổi ngành Y không có nghĩa sinh viên y khoa quen biết cả cái bệnh viện, quen biết hết mặt các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ lại càng không thể nhờ vả cho người nhà, bạn bè thân thiết được ưu tiên khám trước. Nữ điều dưỡng viên bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang theo học Xét tuyển văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Mình gặp nhiều trường hợp mọi người nhờ vả dẫn đi khám bệnh, làm các thủ tục này nọ cho nhanh nhưng thực tế để được khám sớm bạn cần  phải chủ động đến sớm, lấy số và chờ tới lượt mình chứ không nên cậy nhờ có người quen trong bệnh viện để làm trái với các nguyên tắc.

Còn rất nhiều câu hỏi, những suy nghĩ oái ăm về ngành Y mà mọi người suy diễn hoặc nghe kể, truyền tai… mà thực hư ra sao chỉ có sinh viên ngành  Y mới hiểu thực tế ra sao.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới