Sỏi thận gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sỏi thận là bệnh gây ra khi muối và các khoáng chất trong nước tiểu kết lại thành “sỏi” ngay bên trong cơ thể, căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của người mắc bệnh.

Sỏi thận gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Sỏi thận gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Để biết được sỏi thận là gì và cách hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thì bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một vật rắn hình thành do sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và thường xuất hiện trong đường tiểu từ thận đến niệu quản (ống nối từ thận đến bàng quang) và ở bàng quang. Sỏi thận thường hình thành khi nước tiểu tích tụ quá nhiều gây lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Những chất này bình thường có thể được tìm thấy trong nước tiểu, nhưng với nồng độ thấp, chúng không gây ra bất cứ một vấn đề gì.

Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, một hòn sỏi có thể tìm thấy xuất hiện trong thận hay ở đường tiết niệu. Sỏi thận có kích thước khác nhau. Đối với hòn sỏi nhỏ thì chúng có thể tự trôi đi, ít đau đớn hoặc không đau. Còn các hòn sỏi lớn hơn thường không bị trôi và mắc kẹt trong đường tiết niệu có thể gây chặn dòng chảy của nước tiểu, gây đau nhiều hoặc chảy máu.

Nguyên nhân nào gây bệnh sỏi thận?

Sỏi thận hình thành do hàm lượng canxi, oxalat, và phốt-pho tích tụ trong nước tiểu quá cao. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể gây sỏi thận ở một số người. Bạn có thể có nhiều khả năng có sỏi thận nếu bạn:

  • Mắc phải một bệnh làm cho nồng độ các chất trong nước tiểu tăng cao;
  • Gia đình đã có tiền sử mắc bệnh sỏi thận;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại hoặc tái phát;
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu;
  • Một số bệnh về hệ tiêu hóa.

Bạn có thể dễ mắc bệnh sỏi thận nếu bạn không uống đủ nước hoặc nếu bạn đang dùng một số loại thuốc nhất định.

Các bao nhiêu loại sỏi thận?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bốn loại sỏi thận chính:

  • Loại phổ biến nhất là sỏi có chứa canxi. Canxi là một phần bình thường của cơ thể. Canxi không được sử dụng bởi xương và cơ bắp sẽ đi đến thận. Đa số, với những người bình thường thận sẽ thải canxi thừa ra ngoài cùng với nước tiểu. Nhưng khi canxi có quá nhiều trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các chất khác để tạo thành sỏi. Có hai loại sỏi canxi là canxi oxalate và sỏi canxi phosphate. Sỏi canxi oxalat phổ biến hơn;
  • Sỏi axit uric có thể hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit uric. Những người ăn nhiều thịt, cá, động vật có vỏ có thể có sỏi axit uric;
  • Sỏi struvite có thể hình thành sau khi bạn bị nhiễm trùng thận;
  • Sỏi cystine sinh ra từ rối loạn di truyền, có nghĩa là bệnh này truyền từ bố mẹ sang con. Các rối loạn khiến cystine rò rỉ thông qua thận và nước tiểu;

Các bao nhiêu loại sỏi thận?

Các bao nhiêu loại sỏi thận?

Sỏi thận trông như thế nào?

Sỏi thận khác nhau về kích thước và hình dạng. Sỏi có thể chỉ nhỏ như một hạt cát hay lớn như một viên ngọc. Một số thậm chí còn to như quả bóng nhỏ. Sỏi có thể mịn hoặc lởm chởm và thường có màu vàng hoặc nâu.

Các triệu chứng của sỏi thận là gì?

Bạn có thể bị sỏi thận nếu bạn:

  • Bị đau khi đi tiểu;
  • Thấy có máu trong nước tiểu;
  • Cảm thấy một cơn đau nhói ở lưng hay bụng dưới – vị trí giữa ngực và hông của bạn. Thời gian diễn ra cơn đau có thể ngắn hoặc dài tùy từng thời điểm và từng người khác nhau. Kèm theo việc xuất hiện cơn đau, người bệnh có thể còn xuất hiện tình trạng buồn nôn và ói mửa.

Nếu bạn có sỏi nhỏ, nó có thể tự trôi đi một cách dễ dàng và bạn có thể không có triệu chứng gì cả.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất cứ vấn đề sau đây:

  • Cảm thấy đau đớn nặng nề ở lưng hoặc bụng dưới kéo dài mà không tự khỏi;
  • Có máu trong nước tiểu;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Nôn;
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục;
  • Đau khi đi tiểu;

Nếu gặp những biểu hiện này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì có thể bạn đã mắc bệnh sỏi thận hoặc một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới