Sốt xuất huyết và những mức độ sốt khác nhau

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những phương pháp và cách phát hiện nhanh nhất để giúp người bệnh điều trị kịp thời. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế khám bệnh chuyên khoa.

Sốt xuất huyết gồm có 3 mức độ từ nặng tới nhẹ
Sốt xuất huyết gồm có 3 mức độ từ nặng tới nhẹ

Những mức độ khác nhau của bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết:

Sốt thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh, nhiệt độ lúc này đo được từ nhiệt kế thường từ 38 – 39 độ C. Lúc này cơ thể bình thường, chưa có dấu hiệu nào để nhận biết bệnh sốt xuất huyết.

  • Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo:

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như sốt liên tục không khỏi, cơ thể mệt mỏi. Bệnh nhân có những triệu chứng đau ở vùng bụng, gan, nôn nhiều, đi tiểu ít. Lúc này cần làm xét nghiệm y tế cận lâm sàng để thấy dung tích hồng cầu tăng cao và lượng tiểu cầu giảm. Cần phải theo dõi sát sao mạch huyết áp, số lượng nước tiểu để được truyền dịch kịp thời.

  • Sốt xuất huyết nặng:

Xảy ra khi bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có những biểu hiện như huyết tương nặng, dẫn tới tình trạng sốc giảm thể tích (sốc sốt xuất huyết) có dấu huyết xuất huyết nặng, suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh với những triệu chứng lạnh đầu chi, mệt li bì, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… Để điều trị bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn này cần phải phân ra làm 2 mức độ.

Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin); ibuprofen hoặc dùng thuốc corticoid; bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn tính. Bệnh này thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

Sốt xuất huyết không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới viêm cơ tim, suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Công tác diệt muỗi, bọ gậy là cần thiết để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Công tác diệt muỗi, bọ gậy là cần thiết để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như thuốc chữa trị riêng. Chính vì vậy, những diễn biến và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng, bệnh có thể chuyển từ dạng nhẹ sang nặng rất nhanh.

Cần phải có sự phối hợp của ngành y tế và các địa phương, thực hiện giám sát, phòng chống bệnh thật chặt chẽ, tránh bệnh bùng phát thành dịch. Kiểm soát được hoạt động truyền nhiễm của muỗi, diệt bọ gậy, loăng quang quanh khu vực sinh sống.

Khi phát hiện bệnh cần phải tới các cơ sở y tế để khám và chuẩn đoán điều trị một cách phù hợp, tránh dẫn tới nguy cơ tử vong và những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới