Sự hi sinh đóng góp của Bác sĩ chưa được nhìn nhận đúng đắn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chỉ những ai đã và đang đi trên y khoa mới hiểu rằng hành trình đến thành công gian nan vất vả đến nhường nào? Vậy mà ai cũng nghĩ rằng học Y dễ kiếm tiền, giàu nhanh.     

Theo đuổi ngành Y trăm bề khổ

Bác sĩ vốn là nghề cao quý được xã hội vinh danh trọng vọng nhưng những đóng  góp công lao của Bác sĩ, nhân viên y tế vẫn chưa được xã hội đánh giá, nhìn nhận đúng đắn. Bởi vì không phải ai cũng hiểu được thực tế của ngành Y ra sao, một ngày làm việc của Bác sĩ thế nào? Cái mọi người quan tâm Bác sĩ có chữa khỏi bệnh không,nếu không khỏi là Bác sĩ bất tài, thất bại trong nghề.

Sự hi sinh đóng góp của Bác sĩ chưa được nhìn nhận đúng đắn

Ngay từ khi một bạn trẻ dám mạnh dạn đăng kí thi tuyển vào ngành Y họ phải hiểu rằng điểm trúng tuyển của các trường đại học Y trên cả nước luôn đứng top trong các ngành nghề. Nếu không trúng tuyển có thể lựa chọn học các Trường cao đẳng Y dược hoặc chuyển sang một ngành nghề khác có số điểm phù hợp. Thời gian học ngành Y lâu nhất trong các nghề tối đa là 6 năm. Sinh viên ngành Y đâu chỉ có học họ còn phải đi lâm sàng, học lí thuyết rồi đi trực vào buổi tối, có hai ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật thì trực 24/24 không ngơi nghỉ.

Giảng viên Nam Anh phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: có rất nhiều các bạn sinh viên y dược cảm thấy khối lượng kiến thức quá nhiều với hơn 100 môn thi, hơn 200 lượt thi bao gồm cả thi lý thuyết,  thực hành. Thậm chí có những môn học phải thi tới 12 lần cả nội và ngoại.  Để rồi sau 6 năm vất vẻ học hành cố gắng phấn đấu để có bằng Bác sĩ đa khoa,  hẳn mọi người sẽ hí hửng được làm việc trong bệnh viện, chữa bệnh cho mọi người.

Tuy nhiên để có thể xin được việc làm phù hợp với nguyện vọng cũng khá khó khăn. Nếu muốn làm việc ở các bệnh viện lớn cần có các mối quan hệ, kiến thức tốt, bằng giỏi… nhưng để làm được việc cần học hỏi ở thực tế rất nhiều, các Bác sĩ mới ra trường có mức lương khởi điểm vô cùng thấp thậm chí học việc không lương để có kinh nghiệm làm việc. Vậy nên các bạn đừng nghĩ rằng sinh viên ngành Y ra trường sẽ có việc làm ngon, kiếm tiền nhanh để bù lại những năm tháng bỏ ra bao tiền bạc, công sức vất vả khi học hành nhé.

Bác sĩ phải học nữa học mãi

Đối với một người làm Bác sĩ sẽ luôn phải cập nhật các kiến thức y tế mỗi ngày bởi nền y học hiện đại tiến bộ thay đổi nhanh chóng liên tục. Nếu không chịu tìm tòi học hỏi  sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp và có thể bị đào thải khỏi nghề khi không đáp ứng được yêu cầu, đó là quy luật tự nhiên ở bất kì ngành nghề nào. Vì vậy Bác sĩ cần cố gắng học hỏi, học nữa, học mãi.

Bác sĩ Mạnh Tuấn công tác tại bệnh viện Trường Giang phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần chia sẻ: Các Bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều thường không có uy tín cao nên hầu như các bệnh viện lớn không muốn nhận. Lúc này để có thể hành nghề lại tiếp tục đi học chuyên khoa định hướng, thực hành để nâng cao kĩ năng tay nghề tốt nhất. Khi muốn học lên cao hơn nữa Thạc sĩ, tiến sĩ lại mất thêm biết bao nhiêu thời gian tiền của công sức bỏ. Vậy thì để trở thành Bác sĩ có thể đứng khám bệnh cho mọi người ít nhất cũng mất hơn 10 năm học tập, nghiên cứu.

Nhưng không phải Bác sĩ trẻ nào cũng có điều kiện để học liên tiếp như vậy, lúc đó phải chấp nhận đi làm không lương để học việc hoặc nhận đồng lương ít ỏi rồi mới tính đến các bước tiếp theo. Như vậy cả đời người hành nghề Bác sĩ chỉ có học và học nếu không làm sao có thể phục vụ khám chữa bệnh cho người dân tốt nhất.

Tiền công khám của Bác sĩ 3 nghìn đồng

Hẳn nhiều người sẽ giật mình nhưng tiền công khám chữa bệnh của Bác sĩ mỗi một lượt là 3 nghìn đồng. Mỗi ngày chữa bệnh cho hơn 100 lượt người nhưng công chẳng đáng bao nhiêu, số tiền đó còn phải chia đều cho mọi cán bộ nhân viên y tế làm việc chung và bao nhiêu chi phí bệnh viện cần chi trả nữa.

Không những vậy Bác sĩ liên tục phải làm việc với cường độ cao, có những ngày trực 24/24 giờ nhưng hôm sau vẫn phải làm việc bình thường. Trong khi đó tiền công mỗi đêm trực có đáng bao nhiêu cao nhất là ở tuyến Trung ương được từ 70-100 nghìn/đồng còn các tuyến xã chỉ 20 nghìn/đồng. Vậy thử hỏi làm sao Bác sĩ có thể giàu lên được, thậm chí tiền công mổ xẻ phẫu thuật của Bác sĩ ngoại giỏi lắm cũng chỉ được 100 nghìn, chẳng bằng một lần đi cắt tóc. Nghề Bác sĩ bạc bẽo vậy đấy có mấy ai đủ can đảm đi theo ngành Y?

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới