Sự phát triển kì diệu của thai nhi trong bụng mẹ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thai nhi phát triển từ phôi thành một cơ thể hoàn chỉnh sau khoảng 9 tháng trong thai kì.

Sự phát triển kì diệu của thai nhi trong bụng mẹ

Sự phát triển kì diệu của thai nhi trong bụng mẹ 

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về những mốc quan trọng trong phát triển các bộ phận theo từng thời kì của thai.

Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi

Tháng thứ 1:

Cấu trúc khởi đầu được gọi là ống thần kinh (Neurotube). Phần này cuối cùng trở thành tủy sống và những phần khác của não.

Những điểm mốc khác: tim cũng bắt đầu đập vào giai đoạn này.

Tháng thứ 2:

Những cấu trúc chính của não bắt đầu hình thành trong đó có cả vỏ não. Đầu của phôi nhìn giống con người hơn khi não phát triển

Những điểm mốc khác: Tất cả các cơ quan chính đều phát triển. Mắt, tai, mũi, miệng bắt đầu thành hình.

Tháng thứ 3:

Não tiếp tục phát triển tế bào mới, kết nối giữa những tế bào này cũng hình thành. Thai nhi bắt đầu phát triển những phản xạ cơ thể.

Những điểm mốc khác: Mắt đã hình thành, mi mắt cũng bắt đầu hình thành. Thai nhi không thể điều khiển vận động nhưng có thể phản ứng với các kích thích bằng cách chuyển động tay và đạp chân.

Tháng thứ 4:

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các phần của não bắt đầu nhận các tín hiệu từ tai và mắt đang phát triển đồng thời cơ mặt cũng phát triển cùng não. Thai nhi có thể xác định được ánh sáng chói và nghe được giọng của mẹ, có thể cau mày và nhướng mày. Nhưng thai nhi chưa biết diễn dịch những kích thích này mà thai chỉ cảm nhận được kích thích.

Những điểm mốc khác: Dù phổi bắt đầu hoạt động nhưng thai nhi vẫn nhận oxy từ nhau thai. Các chồi  vị giác hình thành trên lưỡi. Lông mày và lông mi phát triển.

Quá trình phát triển của thai nhi

Quá trình phát triển của thai nhi

Tháng thứ 5:

 Khi não có nhiều kết nối hơn, thai nhi bắt đầu điều khiển được vận động, xoay người và duỗi người. Thai nhi cũng bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài như âm nhạc.

Những điểm mốc khác: Cơ quan sinh dục bắt đầu nhìn thấy được qua siêu âm. Hệ thống miễn dịch bắt đầu hình thành.

Tháng thứ 6:

Vỏ não là phần lớn nhất của não, bắt đầu phân chia thành các thùy. Khi phần vỏ não phát triển, một kiểu trí nhớ sơ đẳng và hành vi ý thức bắt đầu hình thành. Biểu hiện của sự phát triển vỏ não là sự phản ứng với tiếng ồn và âm nhạc nhiều hơn những kích thích khác. Một số nhà chuyên môn tin rằng thai nhi nhớ được âm nhạc và những giọng đã nghe được trong giai đoạn này và phản ứng một cách vô thức và dễ chịu với những kích thích đó sau khi sinh.

Những điểm mốc khác:

Những đặc điểm chi tiết trên khuôn mặt cũng phát triển bao gồm phần cơ và mỡ dưới da, xương cũng cứng cáp hơn, lúc này thai nhi nhìn giống như trẻ mới sinh.

Tháng thứ 7:

Theo các bác sĩ tư vấn, não trơn láng bắt đầu hình thành những nếp nhăn, các rãnh giống như não trưởng thành. Khi đo điện não đồ ( EEG) có thể xác định được sóng não của thai nhi. Myelin bắt đầu hình thành một lớp bảo vệ xung quanh sợi thần kinh, nó cũng đồng thời làm gia tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào thần kinh.

Những điểm mốc khác: Thai nhi tăng trọng lượng khi mỡ được dự trữ nhằm sau này giúp duy trì thân nhiệt. Mi mắt mở ra, thai nhi có thể bắt đầu nhìn thấy bên trong tử cung.  Thai nhi có thể nuốt hay bú ngón cái.

Tháng thứ 8:

Vỏ não thính giác, vùng vận ngôn Broca, vỏ não thị giác bắt đầu hoạt động. Thai nhi phát triển khả năng sơ khởi nhằm diễn dịch hình ảnh, âm thanh và phân biệt ngôn ngữ.

Những điểm mốc khác: Tất cả các cơ quan đều trưởng thành hoàn tất, ngoại trừ phổi. Lúc này mắt đã phát triển nhiều hơn, thai nhi có thể bắt đầu nhìn vào điểm. Thai nhi phát triển to ra rất nhanh đến nỗi không thể dễ dàng di chuyển như thời kì trước.

Tháng thứ 9:

Não tiếp tục phát triển, vào thời gian này não phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Chỉ ngay trước khi sanh, não của thai nhi có kích thước và cân nặng bằng 1/4 não của người lớn.

Những điểm mốc khác: Thai nhi thay đổi tư thế để chuẩn bị chào đời, thường là tư thế đầu hướng xuống dưới cổ tử cung của người mẹ. Phổi trưởng thành hơn. Hệ thống miễn dịch tiếp tục phát triển.

Từ một đứa trẻ thụ động và phụ thuộc vào lúc mới sanh, trẻ sẽ biết bập bẹ vào lúc 6 tháng, và sau đó biết đi và nói chuyện sau một năm. Những điểm mốc phát triển về hoạt động và nhận thức cũng tương ứng với sự phát triển của não. Trong năm đầu tiên, não của trẻ nặng gấp 3 lần mới sanh. Vào cuối năm thứ hai, não của trẻ nặng bằng 3/4 não của người lớn. Sự hoạt động của não gia tăng cùng với trọng lượng tăng.

Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới