Sự thật về thuốc Aspirin ít người biết đến

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngoài tác dụng giảm đau hạ sốt, kháng viêm  như vừa nói trên, Aspirin biệt dược còn có tác dụng chống tiểu cầu do ức chế tổng hợp trong cơ thể tức là đánh tan những cục máu đông… Nhưng ít ai biết được tác dụng phụ chết người của Aspirin.

Sự thật về thuốc Aspirin ít ngưới biết đến

Sự thật về thuốc Aspirin ít ngưới biết đến

 Cẩn trọng tác dụng phụ của Aspirin làm hỏng dạ dày của bạn

Chính tác dụng chống kết tập tiểu cầu làm cho việc sử dụng thuốc Aspirin cần phải rất thận trọng như không được dùng trong cá bệnh lý gây xuất huyết như bệnh Sốt xuất huyết hay đặc biệt đối với phụ nữ có thai nên lưu ý không dùng vào 3 tháng cuối của thai kì vì nguy cơ gây băng huyết khi sinh. Cũng chính nhờ tác dụng chống  tập kết tiểu cầu mà Aspirin đã trở thành biệt dược, có thể ngăn ngừa sự hình thành cục huyết khối gây nghẽn mạch dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch trong đó có việc giúp máu không đóng cục gây tắc nghẽn động mạch vành.

Khi sử dụng Aspirin, người ta thường lưu ý tác dụng phụ gây tổn hại niêm mạc dạ dày (làm loét dạ dày và tá tràng, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa) và Bác sĩ  khuyến cáo nên uống vào lúc no, tức là uống sau khi ăn để thức ăn làm chất độn ngăn không cho Aspirin tiếp xúc trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.

Thuốc Aspirin mới không gây nguy hiểm  dạ dày.

Để tránh được tác dụng phụ cho dạ dày, nhưng vẫn giữ được công dụng tốt của loại biệt dược này , Các nhà khoa học đã điều chế các loại thuốc giảm tác hại gây viêm loét dạ dày của Aspirin như tạo ra dạng thuốc Aspirin hòa tan (Aspifar) Aspirin đệm (Buferin) Aspirin bao tan ở ruột (Aspirin Ph8) Aspirin tiêm.. nhằm tránh được dược chất phóng thích tập chung tại niêm mạc dạ dày gây viêm loét.

Mới đây nhất các nhà khoa học Dược còn điều chế ra loại Aspirin tan ngay trong miệng, giúp Aspirin được tan và hấp thu qua niêm mạc miệng để vào  máu mà không cần xuống dạ dày. Điều này cho thấy Aspirin có ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày, vì vậy việc sử dụng Aspirin phải thực sự cần thiết và luôn cảnh giác với các tác dụng phụ của Aspirin có thể xảy ra.

Cẩn trọng tác dụng phụ của Aspirin

Cẩn trọng tác dụng phụ của Aspirin

Aspirin không phải biệt dược chữa bách bệnh

Nhiều người có quan niệm đặc biệt là người cao tuổi có quan niệm sai lầm về Aspirin cho rằng chữa được bách bệnh và đã mua thủ sẵn Aspirin trong nhà để khi cần thì đem ra dùng. Mặc dù Aspirin dùng để chữa tim mạch cho những người cao tuổi nhưng chức năng của nó là phòng ngừa trước khi có bệnh tim mạch. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên sử dụng Aspirin  đối với những người không có dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Đối với những  người chưa có nguy cơ  tim mạch thì việc dùng Aspirin dài hạn để phòng ngừa là có hại hơn bởi vì điều này dễ sảy ra tác dụng phụ như bị xuất huyết do tính năng của Aspirin gây nên.

Đối với những người nhồ máu cơ tim hay đột quỵ việc dùng Aspirin phải có sự chỉ dẫn của Bác sĩ. Và không nên sử dụng Aspirin một cách tự tiện.

Người hen suyễn nên thạn trọng dùng, dùng tùy tiện Aspirin có thể khởi phát cơn hen làm bệnh hen trở nên trầm trọng. Như vậy hoàn toàn không nên tự ý uống Aspirin gọi là để bổ tim, khỏe tim như lầm tưởng trên.

Lam hạ: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới