Suy thận – nguyên nhân do đâu?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy thận là bệnh lý ảnh lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, khả năng lao động cũng như chất lượng sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Suy thận – nguyên nhân do đâu?

Suy thận – nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là 2 nguyên nhân chính gây suy thận trực tiếp và gián tiếp. Bạn cần tìm hiểu để phòng chống cho mình và người thân.

Các chứng bệnh là nguyên nhân dẫn đến suy thận

Những bệnh lí ở đường tiết niệu thường có triệu chứng ban đầu dễ nhận biết. Tuy nhiên do chủ quan nên nhiều người bệnh không đi khám bác sĩ, hay không được hỗ trợ điều trị sớm. Điều này dẫn đến hậu quả nặng nề. Những bệnh lí này dễ gây bệnh viêm thận, bể thận cấp tính… Những căn bệnh này nếu không được hỗ trợ chữa trị tốt, có khả năng dẫn đến suy thận, hoại tử thận…

  • Viêm thận cấp tính

Biểu hiện của bệnh đó là người bệnh đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp, môi khô nứt nẻ. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm đi trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó cơn sốt lại bùng phát. Kèm theo sốt, người bệnh còn bị đau ở vùng sườn lưng, đau âm ỉ. Hoặc có những lúc đau dữ dội như dao đâm. Cơn đau kéo xuống vùng bàng quang. Cùng với tình trạng sốt cao, đau, nước tiểu có màu đỏ đục. Người bệnh có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số biểu hiện khác. Có thể kể đến như chán ăn, ăn không ngon, nôn, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi. Nếu hỗ trợ điều trị kịp thời thì sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong lại sau 1-2 tuần. Nếu hỗ trợ điều trị muộn thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mãn tính. Nó sẽ gây suy thận nặng, hoại tử thận, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn máu… và làm người bệnh tử vong.

  • Vi khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh suy thận là do vi khuẩn, thường là vi khuẩn gram (-). Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào đài bể thận theo đường tiết niệu, sinh dục, niên đạo, bàng quang, niệu quản rồi đế đài, bể thận. Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ngược dòng. Tình trạng viêm nhiễm cấp tính này cũng có thể do vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết xâm nhập vào thận. Những yếu tố như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt… là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.

  • Sỏi thận

Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, sỏi thận hình thành do nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu, lắng đọng ở thận, kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ thì nó có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu. Nhưng với sỏi to, sự di chuyển của sỏi làm cọ xát, va chạm đường tiết niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, nó chèn ép làm tắc cuống đài thận. Điều này khiến đài thận nở giãn, tạo áp lực cao, tác động vào dây thần kinh thận và vỏ thận. Nó gây ra những cơn đau quặn thận. Sỏi có thể làm tắc đường tiểu, tồn đọng trong nước tiểu, gây viêm nhiễm. Lâu ngày nó sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu, làm giảm chức năng co bóp đường niệu. Nếu có sự kết hợp của vi khuẩn thì người bệnh sẽ bị suy thận.

Nguyên nhân gây suy thận do thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ ăn không lành mạnh là một nguyên nhân gây suy giảm chức năng của thận, gián tiếp gây bệnh, khiến bạn bị suy thận mà bạn không ngờ tới.

– Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thận.

Nguyên nhân gây suy thận do thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân gây suy thận do thói quen sinh hoạt

– Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH. Uống nước ngọt, nước có ga sẽ làm nồng độ pH trong cơ thể thay đổi. Khi uống những loại nước trên nhiều, trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo áp lực lên thận. Nó làm thận tổn thương nặng nề gây bệnh suy thận.

– Bánh mỳ ngọt có chứa nhiều chất phụ gia để làm mềm bánh và thơm ngon hơn. Nhưng nó cũng có tác dụng phụ đó là làm tăng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, máu và thận.

– Sử dụng nhiều muối. Một chế độ ăn mặn với nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao. Nó làm lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến làm suy giảm chức năng của thận.

– Uống ít nước. Việc uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu. Những chất thải và độc tố trong cơ thể tăng lên, tích tụ trong thận gây bệnh nhiều hơn. Bệnh sỏi thận, suy thận, hay thận ứ nước cũng có mối liên hệ mật thiết với việc uống không đủ nước mỗi ngày.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới