Tác nhân gây độc thường gặp đến sức khỏe con người

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sự phát triển của xã hội cũng kéo theo những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong đó có những tác nhân gây độc thường gặp mà bản thân nhiều người vẫn chưa biết.

Tác nhân gây độc thường gặp cho sức khỏe con người
Tác nhân gây độc thường gặp cho sức khỏe con người

Trong những thập kỷ gần đây cùng với việc sử dụng rộng rãi các chất bảo vệ thực vật, các thuốc có cường độ tác dụng mạnh, các chất ma tuý, sự ô nhiễm môi trường và việc sử dụng không đúng các chất bảo quản thực phẩm đã làm cho tình hình ngộ độc vốn đã phổ biến và nghiêm trọng càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đa số các chuyên gia cung cấp nguồn tin y học thế giới trên các trang báo lớn cho rằng: Một trong những yếu tố cần thiết để góp phần vào việc phòng ngừa và hạn chế tác hại do ngộ độc gây ra là những người làm công tác y tế cần nắm được những kiến thức cơ bản về chất độc và cách xử lý khi ngộ độc cấp. Bài viết dưới đây đề cập riêng đến các chất trừ sâu diệt cỏ là một trong các tác nhân gây độc cấp, hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Các dẫn chất phospho hữu cơ

Các chất thuộc nhóm này rất phong phú và được sử dụng khá phổ biến làm thuốc trừ sâu như diazinon, dichlovos, leptophos, melathion, trichlorfon… Các dẫn chất của phospho hữu cơ có tác dụng trên côn trùng cũng như loài có vú khi chúng tiếp xúc trực tiếp hoặc côn trùng ăn phải cây cỏ đã được phun các chất trên. Các chất này được hấp thu qua da, qua đường hô hấp và qua đường tiêu hoá. Trong cơ thể người, chim và các loài có vú nói chung chúng bị chuyển hoá nhanh hơn các dẫn chất chlorhydrocarbon. Trong môi trường khi hoà tan trong nước chúng cũng kém bền vững hơn các chất diệt côn trùng nhóm khác (các carbamat, dẫn chất chlorhydrocarbon).

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: Cơ chế tác dụng của các dẫn chất phospho hữu cơ là do thực hiện quá trình phosphoryl hoá ở vị trí este dẫn đến ức chế cholinesterase, làm tăng nồng độ acetylcholin ở các tổ chức có chứa các các thụ thể (receptor) acetylcholin. Ngoài tác dụng ức chế cholinesterase, một số dẫn chất trong nhóm này còn có tác dụng ức chế một enzym khác có trong tổ chức thần kinh dẫn đến nhiễm độc thần kinh muộn. Biểu hiện của sự nhiễm độc này là trạng thái bệnh lý đa thần kinh đi kèm với liệt và thoái hoá sợi trục thần kinh (axon).

Do ức chế cholinesterase nên các dẫn chất phospho hữu cơ ở liều cao trên người sẽ gây ngộ độc với những biểu hiện của hội chứng muscarin, hội chứng nicotin và hội chứng thần kinh trung ương. Việc xử lý ngộ độc các dẫn chất phospho hữu cơ ngoài việc tuân theo nguyên tắc chung về xử lý ngộ độc cấp phải dùng chất giải độc đặc hiệu là atropin.

Các carbamat làm tăng nồng độ acetylcholin nội sinh
Các carbamat làm tăng nồng độ acetylcholin nội sinh

Các carbamat – Tác nhân gây độc thường gặp 

– Carbamat là este của acid carbamic với các alcol đơn trong phân tử có nhóm amonium bậc 3 hoặc bậc 4. Nói chung, các carbamat có nhóm amonium bậc 4 ít tan trong lipid là do tính chất phân cực của chúng, do đó chúng ít được hấp thu qua các tổ chức liên kết, da, phổi. Để hấp thu qua đường tiêu hoá cần phải dùng liều cao hơn nhiều so với đường tiêm. Theo các xét nghiệm y tế, trong môi trường nước, carbamat tương đối bền vững. Trong cơ thể, chúng bị chuyển hoá bởi các esterase không đặc hiệu và ngay bởi cholinesterase.

– Độc tính của carbamat cũng giống các dẫn chất phospho hữu cơ là do ức chế cholinesterase dẫn đến làm tăng nồng độ acetylcholin nội sinh nhưng khác ở chỗ cơ chế ức chế là do carbamoyl hoá ở vị trí este của enzym.

– Thời gian tác dụng của carbamat ngắn hơn so với các dẫn chất phospho hữu cơ, khoảng cách giữa liều độc tối thiểu và liều chết lớn hơn.

– Chất giải độc đặc hiệu là atropin.

Để có thể phòng tránh được các tác nhân gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người đòi hỏi rất lớn sự quan tâm của các nhà làm lãnh đạo, đặc biệt những con người đã, đang và sẽ làm trong lĩnh vực y tế trong việc giúp nâng cao kiến thức của bản thân cũng như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Sự kết hợp chặt giữa người dân và người làm lĩnh vực ý tế, xây dựng các chương trình mang ý nghĩa xã hội hi vọng sẽ thúc đẩy nhận thức của con người trong việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân và những người xung quanh.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới