Tâm sự của sinh viên ngành Y khiến nhiều người giật mình

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Không ít gia đình hướng cho con cái học ngành Y vì dễ xin việc, kiếm nhiều tiền, mọi người được nhờ mỗi khi ốm đau bệnh tật… vô tình họ biến con mình thành con “rối” cố gắng theo ngành Y mà không có đam mê.

Sinh viên ngành Y cần có niềm đam mê lớn

Chỉ khi thực sự đặt bước chân vào ngành Y nhiều bạn sinh viên năm thứ 1,2 mới nhận ra rằng mình không  yêu nghề, không đam mê với nghề. Bởi một khi đã theo học ngành Y đồng nghĩa với việc bạn phải học thuộc lòng rất nhiều thứ, ghi nhớ một lượng kiến thức khổng lồ, 1 năm học bằng cả 4 năm gộp lại.

Tâm sự của sinh viên ngành Y khiến nhiều người giật mình

Nghề y đòi hỏi sinh viên biết tư duy lô gic mỗi bài học đều có sự liên quan mật thiết với nhau chỉ cần không tập trung họ sẽ không theo nổi những người khác. Sinh viên ngành Y cần có đam mê lớn mới có thể theo học đến cùng, họ cần chủ động nghiên cứu tìm tài liệu để đọc chứ không phải là trông chờ vào giáo viên.

Bác sĩ Nam Anh đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Sinh viên ngành Y xác định bản thân họ phải chịu đựng những nhọc nhằn vất vả, bởi ngoài những giờ học trên giảng đường họ còn phải đi trực, thực tập ở bệnh viện, trải qua các kì thi sát hạch gay gắt, tham gia vào các buổi giải phẫu tử thi rùng rợn. Nếu không có lòng can đảm, tinh thần cứng rắn họ sẽ khó lòng qua nổi.

Liệu ngành Y có sáng giá như mọi người vẫn nói

Trong cuộc sống này cái gì cũng có giá của nó để trở thành bác sĩ giỏi sinh viên ngành Y phải đánh đổi nhiều thứ. Theo ngành Y vô cùng căng thẳng bởi bạn nắm giữ trong tay mình hàng ngàn sinh mệnh chỉ cần sai sót nhỏ mọi lỗi  lầm đều phải hứng chịu, đó là trách nhiệm của người làm nghề Y không thể thoái thác. Không những vậy thời gian làm việc của bác sĩ ở Việt Nam kéo dài hơn các nước phát triển rất nhiều. Thậm chí có bác sĩ làm việc 24/24, đứng mổ một ca bệnh kéo dài hơn chục tiếng đồng hồ là chuyện bình thường.

Đang làm việc tại bệnh Viện Đa khoa Hà Nam, chị Thúy An theo học lớp Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Có không ít người cho rằng bác sĩ có thu nhập cao, đó là họ đã có kinh nghiệm lành nghề, uy tín được người bệnh tin tưởng và có phòng khám riêng. Với bác sĩ mới ra trường, kinh nghiệm 10 năm chỉ nhận mức lương từ 5-6 triệu. Trong khi để trở thành bác sĩ uy tín họ gần nư đã bỏ ra nửa cuộc đời mình để học tập, phấn đấu mới có được ngày hôm nay.

Không phải người bệnh nào cũng tôn trọng bác sĩ, hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn đưa tin bác sĩ bị bệnh nhân hành hung, thậm chí thuê cả giang hồ truy sát bác sĩ. Chỉ có những người trong nghề mới hiểu rằng nghề  Y “bạc” ra sao. Có thể hôm nay họ vẫn còn thăm khám chẩn đoán bệnh cho hàng ngàn người, hoặc đứng bên bàn mổ với mức thu nhập cao vút nhưng ngày mai đã đứng trước vành móng ngựa.

Bác sĩ Hiền Lương công tác tại bệnh viện Y học cổ truyền phụ trách đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Hiện nay chưa có các đạo luật chế tài bảo vệ quyền lợi cho bác sĩ, thậm chí bác sĩ bị hành hung cũng không có quyền tự vệ. Bên cạnh đó mức đãi ngộ dành cho bác sĩ không xứng đáng với công sức ngày đêm họ đang bỏ ra cố gắng nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân. Với ngành Y thời gian đào tạo 6 năm chỉ là xóa mù y học cho sinh viên mà thôi để trở thành bác sĩ họ còn phải học chuyên khoa I, II, thực hành 2-3 năm,  học thạc sĩ, tiến sĩ. Ít nhất cũng phải gần 20 năm theo đuổi cố gắng phấn đấu họ mới có thể trở thành bác sĩ nghĩ có tay nghề tiu tín cao. Bởi vậy các bạn sinh viên ngành Y cần xác định đúng đắn con đường minh chọn cũng như phải có niềm đam mê lớn mới có thể cống hiến trọn đời với nghề.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới