Tăng giá dịch vụ y tế có nên hay không là câu hỏi còn bỏ ngỏ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tăng giá dịch vụ Y tế để người dân tiếp xúc với dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng tốt hơn nhưng còn băn khoăn dân nghèo lấy đâu tiền để chi trả?

Cần định giá lại dịch vụ Y tế

Trước đây trong thời kì bao cấp nhà nước chi trả hoàn toàn các khoản phí Y tế xuất phát từ tính nhân đạo. Tuy nhiên mô hình bao cấp sụp đổ nhà nước không đủ nguồn lực chi trả bao cấp cho Y tế, người dân phải chi trả các chi phí y tế cho mình. Cho đến hiện nay tài chính của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế nhưng vẫn cứ “ôm” việc bao cấp ngành Y, trả lượng cho cả hệ thống Y tế từ trên xuống dưới từ việc mua trang thiết bị, máy móc, dược phẩm…Hầu như ngành Y hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân.

Tăng giá dịch vụ y tế có nên hay không là câu hỏi còn bỏ ngỏ?

Điều này dẫn đến tình trạng cả người dân và nhân viên Y tế đều không thấy thỏa mãn khi chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe không được đảm bảo còn người cung cấp dịch vụ lại có đời sống khó khăn thiếu thốn.

Công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang Bác sĩ Ngọc Dương giảng dạy Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung – cầu nên việc hoạch định chính sách Y tế cũng cần dựa vào yếu tố cung – cầu. Giá cả, chi phí dịch vụ Y tế cũng cần được tính đúng và đủ. Hiện nay các quy định của Nhà nước về giá dịch vụ Y tế chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, không tính đúng, đủ các yếu tố cấu thành giá, không phù hợp với quy luật của thị trường và nảy sinh các rắc rối là tất yếu.

Việc đưa giá dịch vụ Y tế về đúng giá trị thực của nó trở thành vấn đề nan giải nhưng sẽ giúp giải quyết một cách cơ bản về các vấn đề Y tế đang tồn tại như: Quá tải, chất lượng khám chữa bệnh, xung đột giữa người dân và bệnh viện, tình trạng chảy máu chất xám ở các bệnh viện công do lương bổng kém.

Điều dưỡng viên Thu Lan công tác tại bệnh viện Tai –Mũi-  Họng Trung ương đang học Xét tuyển văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Nhà nước cố gắng cải cách nền kinh tế, xã hội, văn hóa nhưng việc làm nửa vời sẽ không đem lại hiệu quả cao như mong muốn dẫn đến tình trạng lúng túng khi xử lí các vấn nạn Y tế. Xã hội hóa Y tế không phải là cho phép mở bệnh viện tư rồi định mức giá thấp, lại bao cấp cho bệnh viện công đã tạo ra sự môi trường không bình đẳng trong lĩnh vực Y tế.

Đừng nhầm lẫn nhân đạo với Y đức

Chúng ta nên hiểu rằng hoạt động Y tế là một dịch vụ một bên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một bên khách hàng sử dụng dịch vụ, cần có sự bình đẳng giữa hai chủ thể này. Đồng thời không nên đánh đồng nhân đạo với vấn đề Y đức trong ngành Y. Bởi vì Y đức là chuẩn mực đạo đức mà một người nhân viên Y tế cần cóc khi hành nghề, không liên quan đến việc định giá dịch vụ Y tế. Y đức được thể hiện trong cách cư xử, giao tiếp, thái độ của cán bộ Y tế đối với bệnh nhân quan trọng hơn cả đó chính là nâng cao khả năng chẩn đoán, thăm khám điều trị bệnh cho cộng đồng, hạn chế rủi ro cao trong lĩnh vực Y tế.

Định giá dịch vụ Y tế giúp ngành Y phát triển tốt hơn

Bác sĩ Hiền Lương đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nêu lên quan điểm:  Cần hiểu khái niệm nhân đạo theo cách khác, việc cho rằng duy trì giá dịch vụ Y tế để mọi người dân có thể tiếp cận với dịch vụ Y tế xuất phát từ tính nhân đạo nhưng duy trì ngành Y cung cấp chất lượng dịch vụ kém sẽ làm suy giảm hiệu quả khám chữa bệnh cho mọi người. Người dân sẽ không được chăm sóc Y tế đúng mức, bên cạnh đó việc không quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên Y tế cũng là sự thiếu nhân đạo của chính sách.

Khi định giá dịch vụ Y tế cần có vai trò quản lí của Nhà nước chứ không phó mặc cho thị trường. Việc định giá cần tuân theo quy luật cung – cầu, thị trường, phải tính đến các yếu tố liên quan đến dịch vụ, cần xây dựng chiến lược phát triển ngành Y cho hợp lí nhất  quan tâm đến nhu cầu người dân cũng như đời sống nhân viên Y tế.

Chỉ khi định giá dịch vụ Y tế đúng với thực tế mới giúp tạo môi trường bình đẳng cho Y tế tư nhân phát triển và giảm thiểu gánh nặng cho bệnh viện công đồng thời giúp người dân tiếp cận được nền Y tế có dịch vụ chất lượng tốt nhất đáp úng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng xã hội.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới