Tay chân miệng- bệnh nguy hiểm ở trẻ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng thường phát triển theo mùa và xảy ra nhiều ở trẻ em gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, bại liệt hay có thể gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có hiểu biết nhất định để phòng chống bệnh lý học nguy hiểm này ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng thường gây nên ở trẻ dưới 5 tuổi
Bệnh tay chân miệng thường gây nên ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là hội chứng do virus đường ruột Picornaviridae gây ra, bệnh này thường phát triển ở trẻ em dưới 5 tuổi, gây nên những cơn sốt, đau họng, nổi ban hay có bọng nước, khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi và đau miệng.

Các vết ban đặc trưng của tay chân miệng thường ở trên các vị trí tay, chân, miệng, có một số trường hợp đặc trưng thì ban chỉ xuất hiện trên miệng mà không xuất hiện ở vị trí khác. Đo đặc trưng bệnh như thế này nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh lở mồm long móng nhưng không phải.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường bùng phát vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Các triệu chứng thường thấy ở bệnh tay chân miệng như sau:

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì sẽ bị sốt, đau đầu. Nhiều khi do trẻ còn bé chưa biết nói mình đau ở đâu thì thường có biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn.

Khi bị tay chân miệng trẻ thường bị sốt
Khi bị tay chân miệng trẻ thường bị sốt

Đồng thời, bé sẽ có hiện tượng ói mửa, khó chịu, đau họng và có những thương tổn, đau rát ở răng miệng.

Một triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là bệnh nhân sẽ phát ban toàn thân, kèm theo những nốt mụn trong lòng bàn tay, bàn chân, hoặc loét miệng. Có đôi khi mụn sẽ bị lở và rộp xuất hiện trên mông trẻ. Có một số trẻ sẽ bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị tay chân miệng cũng có những triệu chứng này, mà chỉ có một vài triệu chứng. Từ khi mắc bệnh đến khi thấy triệu chứng bệnh sẽ mất 3 -7 ngày.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Với những trẻ em có sức đề kháng mạnh thì bệnh tay chân miệng sẽ không phát triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể tự khỏi từ 7 – 10 ngày.

Song có những trường hợp trẻ bị bệnh nặng thì có thể phát triển thành biến chứng viêm màng não virus nếu không điều trị kịp thời.

Một số trường hợp khác thì có biến chứng nặng hơn là gây tử vong ở trẻ. Năm 2015, nước ta đã ghi nhận hơn 80 ca tử vong ở trẻ do nhiễm tay chân miệng.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng thường lây lan do tiếp xúc gần gũi hoặc sử dụng chung những dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi.

Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ
Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ

Bé bị lây bệnh có thể hắt hơi và ho nên virus lây lan trong không khí.

Hoặc có thể tiếp xúc với dịch mủ, chạm vào bề mặt có virus.

Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là cách ly trẻ với nguồn bệnh.

Bé phải vệ sinh hàng ngày, rửa sạch sẽ tay chân trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi cho bé cẩn thận.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị mà có thể tự khỏi nếu bị nhẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị mắc bệnh thì nên đưa đi khám để Bác sĩ có những lời khuyên và tư vấn điều trị phù hợp tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là những thời điểm giao mùa như thế này.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới