Tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý những gì?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bà bầu tháng thứ 9 bụng to hơn nặng nề hơn, để mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý những thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trong tháng cuối cùng của thai kì.

Tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý những gì?

Tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý những gì?

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bà bầu tháng thứ 9 bụng to hơn, lưng ưỡn ra và gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng của mẹ, hai bầu vú căng phồng để sẵn sàng tiết sữa. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý những thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trong tháng cuối cùng của thai kì.

Tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý những gì?

  • Mẹ không nên tắm nước quá nóng

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, thời kỳ cuối thai kỳ là lúc thai nhi tăng nhanh, từ tuần 35-37 thai nhi quay đầu về phía xương chậu của mẹ, ngôi thai ổn định để chuẩn bị trào đời. Tháng cuối mẹ bầu sẽ đi lại khệ nệ, khó khăn hơn vì tăng cân nhanh chóng, bụng to hơn, tử cung mở rộng, da tại vùng bụng, hông, đùi ngực bị rạn mạnh, cơ thể mẹ nhiều mệt mỏi, khó chịu hơn hẳn.

Do vậy nhiều mẹ bầu tìm mọi cách để cơ thể dễ chịu hơn, trong đó nhiều mẹ lựa chọn việc ngâm mình trong bồn tắm nóng để giảm bớt các cơn đau. Tuy nhiên, việc này sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và bé vì ngâm lâu trong nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến nguy hiểm cho bé và mẹ có nguy cơ sinh sớm.

  • Hạn chế mang vác những vật nặng

Bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ, cơ thể mẹ mệt mỏi, các cơ yếu đi do vậy các bà bầu ngưng mang vác nặng, việc mang vác nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà bầu và có thể gây tổn thương lưng của mẹ, mẹ còn hạn chế việc ẵm, cõng thêm em bé để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

  • Không nên ăn quá nhiều, chia làm nhiều bữa nhỏ

Theo những tin tức y tế mới nhất, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình chế độ dinh dưỡng không chỉ tháng cuối mà trong suốt cả thời kỳ mang thai, cần có chế độ ăn uống lành mạnh và ăn nhiều hơn so với mức bình thường để cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai trong bụng. Trong tháng cuối, do thai nhi đã lớn, chèn ép lên dạ dày nên mẹ không nên ăn quá nhiều vì có thể gây cảm giác khó chịu thậm chí còn có thể gây bệnh cho em bé, do đó mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày.

  • Hạn chế vận động mạnh

Mẹ nên hạn chế chơi các môn thể thao tốn nhiều thể lực, đặc biệt là các môn tiêps xúc thể lực lớn giữa các đối thủ có thể gây chấn thương vùng bụng của mẹ, ảnh hưởng đến em bé trong bụng, ngoài ra các môn thể thao mạo hiểm như lặn biển, lướt sóng, nhảy dù,… đều có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé do đó mẹ nên vận động nhẹ nhàng chẳng hạn tập yoga,…

  • Không đi dày gót nhọn

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong tháng cuối, chân mẹ có hiện tượng phù, cũng là lúc trọng lượng cơ thể của mẹ trở nên nặng nề hơn, việc giữ thăng bằng cũng khó hơn do vậy việc mang những đôi giày gót nhọn là rất nguy hiểm và dễ ngã.

Không nên ăn quá nhiều, chia làm nhiều bữa nhỏ

Không nên ăn quá nhiều, chia làm nhiều bữa nhỏ

  • Hạn chế làm việc nhà quá nhiều

Khi cơ thể nặng nhọc của mẹ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu thay vì đó mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nhà quá nhiều bởi tác hại của hóa chất làm sạch, vi khuẩn có thể xâm nhập và khiến mẹ trở nên mệt mỏi hơn.

  • Tư thế nằm ngủ

Theo những chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, trong những tháng cuối mẹ không nên nằm ngửa để ngủ, vì ở tư thế này trọng lượng của em bé khá nặng có thể đè lên các tĩnh mạch và làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho máu, do đó, tư thế ngủ tốt nhất được khuyến cáo cho mẹ bầu đó là nghiêng trái hoặc phải sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn và thai nhi cũng dễ chịu hơn.

  • Không nên nhìn tiểu

Khi mang thai, mẹ bầu thường buồn tiểu nhiều mặc dù tiểu ít nhưng mẹ cũng nên vào nhà vệ sinh, tuyệt đối không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu sẽ làm cho mẹ thấy khó chịu, dễ bị rỉ nước tiểu ra khi ho hay hắt hơi.

  • Thân mật vợ chồng

Ở những tháng cuối thai kỳ, việc “gần gũi” có thể gây khó chịu đối với bà bầu, đây cũng là thời kỳ gây nhiều áp lực lớn đến em bé trong bụng, việc gần gũi có thể khiến quá trình chuyển dạ xảy ra sớm.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới