Thầy thuốc y học cổ truyền nói gì về tác dụng của Hà thủ ô?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hà thủ ô được biết đến trong câu ca xưa về công dụng trị bạc tóc, bổ gan thận, mang lại sức khỏe, tuổi xuân cho người dùng… được tương truyền qua nhiều thê hệ.

Thầy thuốc y học cổ truyền nói gì về Hà thủ ô?

Thầy thuốc y học cổ truyền nói gì về Hà thủ ô?

Vậy công dụng thực sự của Hà thủ ô có đúng như vậy? Chúng ta có nên tự ý sử dụng Hà thủ ô như một loại thuốc bổ? Tìm hiểu những vấn đề này với chia sẻ từ Bác sĩ Phạm Văn Hữu – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur ngay dưới đây:

Hà thủ ô và những câu truyện lưu truyền

Hà thủ ô là loài cây có thân dây leo, lá hình quả tim, có rễ dạng củ. Thân leo và lá được gọi là “Dạ giao đằng”, rễ của cây được gọi là “Hà thủ ô”.  Đây là loài cây dược liệu được đánh giá rất cao trong nền y học cổ truyền.

Tên gọi Hà thủ ô gắn với một truyền thuyết của Trung quốc. Có một người đàn ông họ Hà tuổi đời còn trẻ nhưng người gầy khô, tóc bạc trắng, hay cáu gắt đêm thường mất ngủ và mộng mị, lấy vợ đã ngót chục năm mà vẫn chưa được mụn con nào, mọi cố gắng thuốc thang đều không có kết quả. Một hôm, ông ta vào rừng gặp một dây leo rất lạ, lá hình trái tim màu nâu nhạt, cành lá quấn với nhau, có đoạn tách xa nhau nhưng lại tìm đến quấn lấy nhau như trước. Ông ta thử lấy cành lá về đun nước uống thì thấy giảm cáu gắt, ngủ được, giảm chứng mộng mị. Ông bèn đào cây về trồng cho tiện thì thấy rễ cây dạng củ màu nâu tím nên lấy cả củ để uống. Sau một thơi gian, tóc trắng hóa đen, người như trẻ lại, thân thể cường tràng hơn chẳng bao lâu đã có con, ông Hà còn sống rất thọ, con đàn cháu đống, tóc vẫn đen, da vẫn đẹp. Người đời gọi cây thuốc này là Hà thủ ô – Người họ Hà có mái tóc đen như quạ.

Nhưng lại cũng có câu chuyện, có người đàn ông đời sau nghe chuyện cây thuốc quý ở trên, nên cũng đi tìm mua và uống với liều cao để mong mau chóng tìm lại bản lĩnh đàn ông. Nhưng không thấy hiệu nghiệm như mong đợi mà ngược lại người nóng nực, bức bối, tóc thì xơ rụng nhiều hơn ngày đi đại tiện 3-4 lần, phân vừa táo, vừa nát (ra khỏi hậu môn thì như tròn như phân dê, nhưng rơi xuống đất lại nát bét). Có người mách lấy hạt đỗ đen nấu nước uống cho mát thì kỳ lạ thay không chỉ người mát mẻ, đại tiện bình thường, bản lĩnh đàn ông tăng rõ rệt mà bình thường uống nước đậu đen hay uống mình Hà thủ ô thì không có được. Do đó cách chế biến Hà thủ ô với nước đậu đen được y học cổ truyền ứng dụng khi dùng Hà thủ ô.

Hà thủ ô và những câu truyện lưu truyền

Hà thủ ô và những câu truyện lưu truyền

Công dụng của Hà thủ ô

Thân lá của Hà thủ ô – Dạ giao đằng: Có vị ngọt tính bình, tác dụng dưỡng tâm, an thần, dưỡng huyết, hoạt lạc. Nhờ đó điều trị mất ngủ, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ông Hà trong truyện cũng hết cáu gắt, ngủ ngon nhờ vậy. Đây cũng là vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.

Rễ củ gọi là Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn vào các kinh can và thận. Tác dụng bổ thận, dưỡng huyết bổ âm, giải độc, nhuận tràng thông tiện… Được dùng để điều trị thận âm hư, sinh lý yếu, đau đầu hoa mắt, râu tóc bạc sớm…

Tuy nhiên do vị đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp nên mới dẫn đến tình trạng đại tiện nhiều lần, phân vừa táo vừa nát khi dùng liều cao. Do đó khi dùng Hà thủ ô, y học cổ truyền thường chế Hà thủ ô với nước đỗ đen để tạo thành Hà thủ ô chế giúp giảm bớt tác dụng không mong muốn ở trên, lại tăng dẫn thuốc, tăng công dụng bổ vào gan thận.

Nên dùng Hà thủ ô khi nào?

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn: “ Công dụng của Hà thủ ô đã được chứng minh về tính hiệu quả có thực, cũng có nhiều bài thuốc, cách dùng Hà thủ ô khác nhau, kết hợp thêm những vị thuốc khác và có thể dùng kéo dài. Tuy nhiên lưu ý nên dùng Hà thủ ô chế, không nên dùng hà thủ ô tươi và không nên dùng với liều cao. Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.”

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới