Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và những lưu ý trong quá trình ăn dặm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ăn dặm là một trong những bước ngoạt lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy khi nào nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm và ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và những lưu ý trong quá trình ăn dặm.

Ăn dặm là gì?

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ việc cho trẻ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn có thức ăn đặc được gọi là ăn dặm. Bố mẹ có thể chọn hình thức cho trẻ ăn những đồ ăn khác nhau như bột, cháo loãng, cơm hoặc tập cho trẻ ăn các loại rau quả. Việc tập cho trẻ ăn dặm là tạo cho trẻ cơ hội ophats triển hoàn thiện hơn về lợi và lưỡi, đồng thời cũng giúp trẻ tập khả năng nuốt tốt hơn.

Ăn dặm là chưa bao giờ là đơn giản đối với cả mẹ và bé. Chúng ta có thể nói tập ăn dặm cho trẻ được coi như quá trình mẹ vật lộn với bé để tập cho bé khả năng làm quen dần với các đồ ăn có tính chất đặc hơn so với sữa mẹ. Đó là một quá trình dài mà sự thay đổi đồ ăn của bé diễn ra rất từ từ, mỗi ngày chúng ta sẽ thay đổi một chút trong đồ ăn dặm cho bé. Mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng việc tập cho trẻ ăn dạng lỏng sau đó tập dần sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Lưu ý mẹ tuyệt đối không nên vội vã, phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần.

Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ đã biết nhiều hoạt động hơn, các bé biết lẫy và đang tập ngồi và bò nên cơ thể cần nhiều năng lượng. Chính vì vậy, nếu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ sẽ là không đủ chất và năng lượng cho bé duy trì hoạt động trong ngày. Trẻ nên bắt đầu tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.

Trẻ đã đủ 6 tháng, nếu chỉ lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu hụt chất. Thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất đủ, cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Đặc biệt khi trẻ lớn hơn nhu cầu về các nguyên tố vi lượng cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm,…vv cũng được tăng lên. Trong chế độ ăn dặm bố mẹ có thể bổ sung các thực phẩm cung cấp các loại vitamin và nguyên tố vi lượng cho con.

Những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm.

Bác sĩ Trần Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ khi bắt bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm bố mẹ nên chuẩn bị một chế độ thực đơn dài ngày cho bé. Để đảm bảo tính khoa, thực đơn của bé cần đa dạng và quan trong nhất là phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Mẹ cũng nên lựa chọn cửa hàng mua thực phẩm ăn dặm cho bé để đảm bảo là sẽ cũng cấp thực phẩm sạch cho bé. Vì trong giai đoạn này các cơ quan tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên việc lựa thực phẩm đúng cách rất quan trọng.

Mỗi trẻ sẽ có một khẩu phần ăn khác nhau, bố mẹ nên quan sát xem bé nhà mình yêu thích món ăn nào để khơi dậy cảm giác ăn cho con. Nhưng cũng có một lưu ý bố mẹ nên biết, đó là đồ ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ các nhóm chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin.

Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, chúng ta có thể thêm vào đồ ăn các loại dầu ăn giúp trẻ phát triển, tăng cân, đồng thời cung cấp năng lượng, vitamin cho cơ thể, đồng thời các loại dầu ăn thực vật này sẽ giúp quá trình hòa tan một số vitamin như A, D, E, L trở nên dễ dàng hơn từ đó cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Mỗi giai đoạn của con là một quá trình học hỏi đối với các ông bố bà mẹ, nhưng tất cả đều vì một mục đích chung đó là để con em mình phát triển một cách toàn diện và tốt nhất.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới