Tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm và dầu gội

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong khi nhiều ý kiến liên quan đến độ an toàn của đồ trang điểm, dầu gội thì vấn đề xử lý chúng như thế nào không hề đơn giản, ngay cả quốc gia được tin là thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả như Mỹ cũng lúng túng trước vấn đề này.

Tiềm ẩn nguy gây hại sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm và dầu gội 

Tiềm ẩn nguy gây hại sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm và dầu gội

Gia tăng tình trạng bất ổn về độ an toàn mỹ phẩm và dầu gội

Báo cáo mới nhất cho thấy những bất ổn về độ an toàn mỹ phẩm và dầu gội tăng cao khi ngày càng có nhiều khiếu nại liên quan đến vấn đề này. Theo các chuyên trang Sức khỏe và làm đẹp, Cục Quản lý Thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã bắt đầu theo dõi vấn đề này từ khá lâu nhưng việc xử lý hay loại bỏ chúng ra khỏi thị trường là điều không hề dễ dàng đối với bất kỳ quốc gia nào.

Điều này có thể lý giải khi hiện nay các loại mỹ phẩm không cần phải trải qua quá trình phê duyệt trước khi được đưa lên các kệ hàng và các nhà quản lý không đánh giá độ an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm. Đồng thời các công ty sản xuất mỹ phẩm không có nghĩa vụ pháp lý trong việc báo cáo các vấn đề sức khỏe do sử dụng sản phẩm của họ với FDA. Thay vào đó, bác sĩ khám bệnh và người tiêu dùng sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của mình đến Trung tâm An toàn thực phẩm và Ứng dụng hệ thống báo cáo các sự kiện bất lợi – viết tắt là CFSAN – của FDA. Khi nhận thấy vấn đề đáng lo ngại nào đó thì FDA có thể điều tra.

Theo báo cáo của CFSAN mà Trung tâm tin tức Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, trong giai đoạn 2004-2016 trung bình có 396 vụ được báo cáo, 3 sản phẩm bị phàn nàn nhiều nhất là sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da và xăm. Điều này có nghĩa các sản phẩm này cũng chứa nhiều hóa chất và phần lớn không được kiểm soát.

Khó xác định độ an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm

Khó xác định độ an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm

“Mang con bỏ chợ” ngay cả phát hiện

Theo những bài phân tích sức khỏe của người tiêu dùng mà sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm được, trên thực tế rất khó để xác định liệu sản phẩm nào đó có gây hại, ngay cả khi có khiếu nại. Ví dụ điển hình nhất mà các độc giả có thể hình dung vào năm 2014, khi nhận được 127 sử dụng phàn nàn về tình trạng tóc họ rụng nhiều hơn sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có thương hiệu WEN (do Chaz Dean Cleansing Conditioners sản xuất), FDA đã bắt đầu điều tra và phát hiện rằng có tới 21.000 phàn nàn liên quan đến rụng tóc và các vấn đề da đầu nhưng sản phẩm này hiện nay vẫn được bán trên thị trường.

Theo tìm hiểu của một số sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, những thông tin mà thị trường ngành mỹ phẩm dự đoán sẽ đạt doanh thu 265 tỉ đô la trong năm 2017 trong khi Phòng Mỹ phẩm và Màu của FDA có ngân sách 13 triệu đô. Trong đó những thách thức trong việc giám sát sự an toàn của hóa mỹ phẩm cũng khiến các nhà quản lý nản lòng và những sản phẩm như thuốc lá con đường để xác định và giải thích các dấu hiệu an toàn thường rất dài và phức tạp

Có thể thấy vấn đề quản lý sức khỏe từ các sản phẩm trang điểm, dầu gội là điều không hề dễ dàng. Những lỗ hổng từ thị trường có thể khiến tình trạng sản phẩm không đảm bảo an toàn vẫn đến tay người tiêu dùng. Do đó để khắc phục vấn đề này cần có sự giám sát chặt chẽ từ các nhà nghiên cứu. Đồng thời những phản ánh từ những người sử dụng, bác sĩ và các công ty mỹ phẩm có trách nhiệm chính là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng gia tăng các sản phẩm không an toàn trên thị trường.

Nguồn – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới