Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu cục bộ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thiếu máu cục bộ là hiện tượng xảy ra khi cơ tim bị suy yếu thường liên quan đến các bệnh mạch vành (xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành…).

Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu cục bộ

Điều này làm cho động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp lại, dẫn đến thiếu máu cơ tim, lâu dần dẫn đến tình trạng suy tim.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu cục bộ

Nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành ( xơ vữa động mạnh) là các nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ. Mảng xơ vữa tích tụ gây xơ cứng động mạnh, làm hẹp động mạch gây tắc nghẽn và giảm lượng máu về tim.

Những người có những yếu tố sau đây sẽ dễ mắc bệnh này hơn: tiền sử gia đình bị bệnh tim, tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, bệnh đái tháo đường, bệnh thận giai đoạn cuối…

Những người có lối sống ít vận động, tập thể dục, hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bình thường nam giới có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ ở thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tương đương với nam giới. Đặc biệt là  nữ giới  tuổi trên 35 tuổi, sử dụng thuốc tránh thai và hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu trứng của bệnh thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ bệnh nhân thường có những triệu trứng sau đây: nhịp tim nhanh,  mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đầu lâng lâng, ngất xỉu, đau giữa ngực và nặng ngực (đau thắt ngực) có thể lan tỏa ra xung quanh, đánh trống ngực, sưng (phù) ở chân và bàn chân hoặc bụng, khó ngủ, lo lắng, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn mửa… nặng hơn bệnh nhân có thể bị đau thắt ngực dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Điều trị bệnh thiếu máu cục bộ như thế nào?

Muốn điều trị tốt bệnh cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân, sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh

Cải thiện chế độ ăn và lối sống sinh hoạt

Cuộc sống hiện đại, sự ưa chuộng thức ăn nhanh làm tích lũy nhiều chất béo gấy tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thế nên một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp điều trị bệnh động mạch vành và giảm nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.

 Những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim và các bệnh tim mạch nên ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ít chất béo động vật, giảm cholesterol. Bỏ thuốc lá và đồ uống có cồn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim. Thường xuyên tập thể dục đều đặn, và vận động vừa sức cũng cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim.

Các thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim không thể điều trị dứt điểm nhưng các loại thuốc sẽ giúp giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chức năng tim. Một số thuốc điều trị thiếu máu cơ tim:

–  Thuốc chẹn thụ thể beta (Beta-blocker) để giảm huyết áp và nhịp tim

–  Thuốc chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển: giúp giãn mạch và cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm huyết áp, tăng lượng máu về tim.

–  Các thuốc lợi tiểu: làm giảm huyết áp, tăng khả năng lợi tiểu từ đó làm giảm các triệu chứng như phù, khó thở.

–  Thuốc chống rối loạn nhịp tim

–  Thuốc chống đông máu (aspirin) làm phá vỡ cục máu đông, chống kết tập tiểu cầu (hình thành cục máu đông) giúp lưu thông máu qua động mạch.

Phẫu thuật điều trị thiếu máu cục bộ

Thuốc không thể điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ cải thiện triệu trứng giảm quá trình tiến triển của bệnh, sau khi dùng thuốc mà không cải thiện được bệnh nhân vẫn mệt mỏi khó chịu thì có thể được điều trị bằng các phẫu thuật hoặc thủ thuật sau:

–  Nong mạch vành

–  Đặt stent để giữ cho mạch vành luôn mở, tăng lượng máu lưu thông

–  Phẫu thuật loại bỏ các mảng bám trong động mạch, thông lòng mạch để tăng lưu lượng máu về tim.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép một mạch máu khác bắc ngang qua chỗ bị tắc để máu có thể lưu thông bên dưới.

Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể gửi câu hỏi về địa chỉ: trường cao đẳng Y-Dược Pasteur tầng 5 nhà N2, 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được giải đáp.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới