Tìm hiểu về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Nhà giáo nhân ngày 20/11

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhà giáo có sứ mạng thiêng liêng là dạy dỗ các thế hệ trẻ để truyền đạt kiến thức từ đời này sang đời khác, giúp xã hội tồn tại và không ngừng phát triển.

Tìm hiểu về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Nhà giáo nhân ngành 20/11

Tìm hiểu về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Nhà giáo nhân ngành 20/11

Họ đã dạy dỗ bằng tấm gương cao quý để học sinh học hỏi và noi theo. Họ đã dạy dỗ bằng tất cả lương tâm và tình yêu nghề nghiệp của mình. Nhờ đó, họ đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc và gieo những hạt giống tốt trong thế hệ trẻ, đánh thức và làm nảy nở các tài năng một cách âm thầm, góp phần đào tạo nên những thế hệ tương lai cho đất nước. Đó là những Nhà giáo có “Đạo đức”.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn người cách mạng nói chung, người thầy giáo nói riêng cần phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, không được chủ quan, tự mãn. Theo đó, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong các mối quan hệ của người thầy. Đó là đối với công việc, đối với đồng nghiệp, với học trò, với nhà trường  với các tổ chức đoàn thể, với nhân dân…

Giáo viên cần có niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hi sinh với công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm cao lối sống giản dị và thân tình…Những điều đó giúp người thầy thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần, hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, nó sẽ để lại những dấu ấn đậm nét trong tâm trí học sinh,sinh viên nó có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Tiến sĩ Y Dược Nông Thị Tiến, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đối với một nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là một nhu cầu sâu sắc trong con người. Những mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúc cho con người vì khi tạo ra niềm vui cho người khác, cho học sinh thì họ sẽ có một tài sản vô giá.

Bộ GD-ĐT đã ra Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, Ngày 16/4/2008 Quy định về đạo đức nhà giáo. Có thể coi đây là cơ sở pháp lí, khoa học để các nhà giáo nỗ lực rèn luyện đạo đức phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.

Tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp nhà giáo

Tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp nhà giáo

Một số tiêu chí cụ thể để đánh giá đạo đức nhà giáo:

Tiêu chí 1: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất, năng lực giảng dạy của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

Tiêu chí 2: Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

Tiêu chí 3: Ứng xử với học sinh thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Tiêu chí 4: Ứng xử với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

Tiêu chí 5: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa  học.

Người thầy giáo phải có lòng yêu người, yêu trẻ mới có lòng yêu nghề. Người thầy phải luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong công tác họ luôn luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thoả mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi được giao tiếp với học sinh; sự giao tiếp này sẽ làm phong phú cuộc đời người thầy: càng làm cho người thầy có nhiều cảm xúc tích cực và say mê hơn. Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành giáo viên tốt” (L.N Tônxtôi).

Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới