Trans fat – chất béo nguy hại trong đồ ăn nhanh

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Trans fat là một thành phần quan trọng trong nhiều đồ ăn vặt thơm ngon. Nhưng hiện nay FDA đã cấm chất  béo nhân tạo trong các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm tại Mỹ. Vậy trans fat là gì, và nó nguy hiểm như thế nào?

Trans fat – chất béo nguy hại trong đồ ăn nhanh

Trans fat – chất béo nguy hại trong đồ ăn nhanh

Trans fat là một loại chất béo bão hòa, được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật nhằm biến dầu thực vật từ dạng lỏng sang dạng rắn. Các chất béo tự nhiên được cấu tạo bởi acid béo và ancol. Trong đó ở dầu thực vật, các acid béo được cấu tạo bởi các mạch cacbon chưa no, tồn tại dưới dạng cis, nhưng khi bị hydro hóa, mạch cacbon này chuyển thành dạng trans, làm thay đổi các đặc tính sinh lý cũng như tác dụng của chất béo.

Trans fat có ở đâu?

Sản phẩm điển hình của quá trình hydro hóa này là margarin hay chính là bơ thực vật. Trans fat có thời gian bảo quản lâu và tạo duy trì được màu sắc và hương vị của đồ ăn nên hay được dùng trong các nhà hàng hoặc trong đồ ăn nhanh như mỳ ăn liền, thức ăn nhanh, bánh ngọt, snack, các thực phẩm chế biến sẵn…

Trans fat nguy hiểm như thế nào?

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn – giảng viên trường cao đẳng y dược Pasteur trans far là loại chất béo nguy hiểm nhất trong các chất béo nguy hại. Chất béo này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra những mảng tiểu cầu gây xơ vừa mạch và tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Khi trans fat đi vào cơ thể, nó cũng chiếm vị trí của acid béo cần thiết, làm giảm cholesterol tốt. Ngoài ra, trans fat cũng gây ức chế enzyme chuyển hóa, gây hình thành huyết khối và dẫn đến đột quỵ. Sử dụng nhiều trans fat cũng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, đau thắt ngực, trầm cảm…

Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ – FDA, có thể ngăn ngừa hàng ngàn trường hợp đau tim và nguy cơ tử vng bằng cách loại bỏ trans fat ra khỏi thực phẩm chế biến sẵn.

Vì sự độc hại của Trans fat nên tổ chức y tế thể giới đưa ra khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ quá 3g trans fat/ngày.

Tại nhiều nước trên thế giới quy định rõ, trên các bao bì, nhãn mác phải ghi rõ lượng trans fat. Các nhà sản xuất chỉ được ghi zero trans hay no trans khi sản phẩm chứa ít hơn 0.2gram trans fat. Tại Việt Nam chưa có quy định về việc ghi hàm lượng trans fat trên bao bì nên các sản phẩm sẽ không ghi thành phần trans fat trên bao bì

Dầu mỡ chiên rán nhiều lần có chứa trans fat?

Có nhiều khuyến cáo đưa ra không nên dùng dầu mỡ chiên rán nhiều lần. Nhưng chiên rán nhiều lần không làm dầu ăn biến thành trans fat mà sẽ tạo thành arecoline là chất có nguy cơ gây ung thư

Giải pháp nào thay thế cho trans fat?

Như đã nói ở trên, Trans fat có nhiều ưu điểm như thời gian bảo quản lâu, giữ được hương vị cho thực phẩm. Nhưng do trans fat có hại hơn chất béo bão hòa nên giải pháp để giải quyết vấn đề này là dùng các chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, nhưng chỉ nên dùng với lượng nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất béo bão hòa có nguồn gốc từ thực vật  như dầu dừa, dầu oliu. Hiện nay trên thị trường cũng đã sản xuất ra loại nồi chiên không cần dầu mà vẫn làm chín được thực ăn bằng không khí nóng mà không cần dầu ăn.

Hãy nhớ rằng, khi dùng các loại thực phẩm dù có dòng chữ no trans hay zero trans thì vẫn có hàm lượng nhỏ trans fat trong đó và sẽ tích lũy dần trong cơ thể. Do đó cách duy nhất để hạn chế đưa trans fat vào cơ thể là hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn

Nguồn theo ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới