Trẻ bị tiêu chảy tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêu chảy là bệnh thông thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng đã từng trải qua một lần. Bạn có biết bé bị tiêu chảy là vô vàn nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Trẻ bị tiêu chảy tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?

Vì thế, các chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã cung cấp một số thông tin cơ bản về nguy cơ mà bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể gây ra mà bạn nhất định cần chú ý.

Bé bị tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước

Biến chứng phổ biến nhất là tiêu chảy mất nước. Do trẻ không được bù đủ lượng nước mất đi qua phân tiêu chảy. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng và đến sớm hơn khi tiêu chảy kèm theo buồn nôn và nôn.

Mất nước ở trẻ được chia thành 3 mức độ sau:

– Mất nước mức độ nặng:

Mất nước mức độ nặng là một tình trạng cấp cứu. Khi lượng nước trong cơ thể mất trên 10% trọng lượng của trẻ. Nó đòi hỏi phải xử trí và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và tử vong.

Trẻ bị mất nước nặng khi có ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau: Trẻ li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, trẻ không thể uống hoặc uống kém, khi véo da vùng bụng hoặc đùi của trẻ, nếp véo da mất rất chậm (≥ 2 giây)

– Có dấu hiệu mất nước:

Trẻ có dấu hiệu mất nước khi gặp ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bồn chồn, kích thích, khó chịu
  • Mắt trũng
  • Trẻ khát nước, uống nước háo hức
  • Nếp véo da mất chậm

Ngay khi có dấu hiệu mất nước, cần phải bù nước và điện giải cho trẻ.

– Không mất nước:

Trang mẹ và bé khẳng định thêm: Trẻ toàn trạng bình thường, uống nước bình thường, không khát nước, mắt không trũng. Khi véo da của trẻ lên, nếp véo da trở lại nhanh chóng không để lại dấu vết.

Trẻ bị sốc vì bị tiêu chảy

Tình trạng mất nước nặng dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn gây ra sốc. Diễn biến xấu của sốc là trụy mạch, suy hô hấp và tử vong.

Trẻ bị tiêu chảy có biểu hiện sốc bao gồm da lạnh, nổi vân tím, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Huyết áp tụt, trẻ tiểu ít hoặc không có nước tiểu, rối loạn ý thức… Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của sốc nếu có để cấp cứu kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.

Rối loạn điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

  • Hạ kali máu

Hạ kali máu mức độ nhẹ làm trẻ trướng bụng, liệt ruột, giảm trương lực cơ. Nếu tình trạng nặng có thể gây yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim nguy hiểm tới tính mạng.

  • Hạ natri máu

Hạ natri máu là một biến chứng của tiêu chảy do mất natri qua phân hoặc dịch nôn của trẻ. Hoặc do cha mẹ trẻ chỉ bù nước không có điện giải gây “ngộ độc nước”. Khi bị hạ natri máu có thể gây nên hậu quả phù não ở trẻ.

  • Tăng natri máu

Tăng natri máu là trường hợp nồng độ natri máu cao hơn ngưỡng bình thường. Dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu máu, kéo nước từ trong não ra ngoài gây teo não. Đây thường là hậu quả của quá trình điều trị sai cách khi bù oresol đậm đặc hoặc truyền dung dịch nhiều natri, bicarbonat.

Biểu hiện nặng của tổn thương thần kinh khi tăng natri máu như trẻ lừ đừ, kích thích, tăng phản xạ gân xương, co giật.

Rối loạn điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

Rối loạn điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

Suy thận cấp là biến chứng có thể gặp phải khi bé bị tiêu chảy

Do giảm thể tích tuần hoàn, thiếu máu tới thận dẫn tới suy thận cấp chức năng. Biểu hiện trẻ tiểu ít hoặc vô niệu, phù, cao huyết áp. Nếu tình trạng kéo dài có thể trở thành suy thận thực thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận.

Hạ đường huyết

Trẻ có biểu hiện hạ đường huyết xuất hiện vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi. Nếu hạ đường huyết nặng có thể rối loạn tri giác, co giật, hôn mê.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng hay gặp khi bé bị tiêu chảy kéo dài. Khi trẻ bị chảy kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân do trong quá trình bị tiêu chảy, trẻ ăn kém, biếng ăn. Đồng thời cha mẹ lo lắng do thức ăn nên kiêng khem quá mức cho trẻ. Ngoài ra, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương do tiêu chảy khiến cho khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém. Từ đó trẻ dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Do vậy, suy dinh dưỡng và tiêu chảy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế cha mẹ trẻ hãy chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nếu không muốn bé ngày càng suy kiệt làm tình trạng tiêu chảy nặng lên và dễ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ mắc các bệnh khác đi kèm

Bé bị tiêu chảy kéo dài thường mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp như viêm tai giữa, viêm amidan mạn tính. Hoặc như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi.

Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy là sức đề kháng yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập gây bệnh.

Tử vong

Kết cục xấu nhất gặp ở trẻ bị tiêu chảy là tử vong nhất là trẻ sơ sinh. Biến chứng nặng dẫn đến tử vong có thể kể đến như mất nước nặng gây sốc trụy mạch, hoặc độc tố vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn điện giải mức độ nặng…

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới