Triển khai liên thông kết quả xét nghiệm các bệnh viện tiết kiệm 237 tỷ đồng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo số liệu thống kê từ tin tức mới nhất bởi Bộ Y tế thì hàng năm có hơn 4,7 triệu lượt xét nghiệm (trung bình giá 50.000 đồng/lượt). Vậy nếu triển khai kế hoạch liên thông kế quả xét nghiệm thì sẽ tiết kiệm được hơn 237 tỷ đồng 1 năm. Giảng viên đang công tác ở Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn khẳng định đến 2020, Bộ triển khai liên thông trên khu vực tỉnh, thành phố và đến 2015 thì liên thông trên cả nước.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tiết kiệm hơn 200 tỷ mỗi năm

Tại hội nghị triển khai tiêu chí đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học, hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm diễn ra tại Hà Nội chiều 23/6, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo lộ trình trước ngày 1/1/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I; đến năm 2020 thực hiện liên thông với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đến năm 2025 liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Liên thông xét nghiệm là việc cơ sở khám chữa bệnh này công nhận và có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác trong một số trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng trong một thời gian và trên cơ sở tình trạng người bệnh. Thực hiện được điều này có nghĩa là một số xét nghiệm sau khi đã có kết quả có thể được cơ sở khám chữa bệnh khác sử dụng để chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh, giúp tiết kiệm chi phí thực hiện xét nghiệm trong một số trường hợp.

Lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm đã được xác định trong Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025, trong đó trước ngày 1/1/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I; Đến năm 2020 thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đến năm 2025 liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Theo PGS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, hàng năm, chỉ tính riêng số lượt xét nghiệm của các bệnh viện, có khoảng 250 triệu lượt xét nghiệm hóa sinh, hơn 200 triệu lượt xét nghiệm huyết học và khoảng 25 triệu lượt xét nghiệm vi sinh. Tỷ lệ tăng trưởng trong khối xét nghiệm trung bình khoảng 10% mỗi năm.

Việc liên thông xét nghiệm mang lại nhiều lợi ich cụ thể như trong quá trình chuẩn bị liên thông kết quả xét nghiệm, các phòng xét nghiệm phải được đánh giá mức chất lượng, phải tiến hành nội kiểm, ngoại kiểm, hiệu chuẩn thiết bị và triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến quản lý chất lượng xét nghiệm, qua đó, độ chính xác, tin cậy của xét nghiệm được tăng lên, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị người bệnh, trong một số trường hợp người bệnh được chẩn đoán sớm hơn. Hiệu quả này không thể tính được bằng tiền.

Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng nếu triển khai liên thông kết quả xét nghiệm

Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng nếu triển khai liên thông kết quả xét nghiệm

Ngoài ra, khi xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn, cơ sở khám chữa bệnh này có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác, một số xét nghiệm không phải làm lại sẽ tránh được lãng phí. Chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm thì mỗi năm, chỉ tính riêng số xét nghiệm không phải thực hiện tại các bệnh đã là khoảng 4,75 triệu lượt. Nếu tính trung bình mỗi xét nghiệm có giá 50.000 đồng thì chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 237,5 tỷ đồng.

Theo kết quả khảo sát 330 phòng xét nghiệm ở 22 tỉnh, thành phố sử dụng bảng kiểm đánh giá thực hiện Thông tư số 01/2013/TT-BYT năm 2015, có 73% số phòng xét nghiệm đạt yêu cầu về nhân lực; 90% phòng xét nghiệm đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hóa chất.

Tránh lạm dụng

Theo PGS Lương Ngọc Khuê, trước lo lắng việc lạm dụng xét nghiệm, PGS Khuê cho biết việc chỉ định xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng là phải phù hợp với tình trạng bệnh trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc. Chỉ định này thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc hoặc quy trình chuyên môn.

Việc giám sát tuân thủ hướng dẫn là nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị của các bệnh viện hoạt động theo các văn bản quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, chỉ định xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng cũng sẽ được giám sát qua việc liên thông kết nối dữ liệu với Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội. Bộ Y tế sẽ tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn nữa trong việc kiểm soát chỉ định xét nghiệm, bảo đảm phù hợp và hiệu quả.

Ngoài ra, việc kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm, bao gồm nội kiểm và ngoại kiểm. Nội kiểm là do chính phòng xét nghiệm đó thực hiện theo từng thiết bị xét nghiệm. Ngoại kiểm là kiểm soát chất lượng, đối chiếu và so sánh kết quả xét nghiệm với kết quả của phòng xét nghiệm khác trên cùng một mẫu, so sánh với kết quả xét nghiệm của phòng xét nghiệm tham chiếu trong nước hoặc quốc tế.

Ông Khuê nhấn mạnh việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm là rất cần thiết để bảo đảm độ chính xác và tin cậy của xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm thuộc cơ sở khám chữa bệnh công lập hay tư nhân đều phải thực hiện nội kiểm và tham gia các chương trình ngoại kiểm. Hiện nay, Việt Nam đã thành lập 3 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm để giúp các phòng xét nghiệm thực hiện việc này. Hiện nay, 3 trung tâm đã triển khai khoảng gần 4000 lượt chương trình ngoại kiểm cho các phòng xét nghiệm.

Theo chia sẻ của một giảng viên đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì nếu thực hiện đúng lộ trình và nghiêm túc thì có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian và tiền của của cả bệnh nhân và bệnh viện.

Nguồn theo Báo Infonet – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới