Trường Đại học Công lập có nên tự chủ không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các trường Đại học đang “nín thở” để chờ động thái tiếp theo của Bộ GD&ĐT về phương án tuyển sinh cho các trường ĐH –CĐ năm 2017. Phương án tự chủ hoàn toàn cho các trường đại học đang là mối lo sợ cho các trường Công lập.

Trường Đại học Công lập có nên tự chủ không?

Trường Đại học Công lập có nên tự chủ không?

Nhiều ý kiến cho rằng từ trước đến nay việc các trường Đại học Công lập sống được vẫn là do sự “dựa hơi” cho nên khi Bộ đưa ra phương án tự chủ nhiều trường Đại học hoang mang vì sợ xa rời “bầu sữa” của ngân sách bao cấp và sẽ không cạnh tranh nổi trong cơ chế thị trường khốc liệt dẫn đến “xóa sổ”.

Tự chủ Đại học hướng đến cạnh tranh công bằng.

Tự chủ là một trong những chủ trương lớn và đầy triển vọng, đây được coi như mô hình giáo dục mới và phù hợp với xu hướng trên Thế giới. Nếu triển khai thành công ở Việt Nam sẽ mang đến bộ mặt mới năng động, thay đổi từng ngày để đáp ứng nhu cầu của xã hội của đất nước. Tuy nhiên hiện nay nhiều trường đại học Công lập vẫn thiếu tự tin và e ngại trong việc tự chủ và chỉ muốn bấu víu vào “bầu sữa” sữa của ngân sách nhà nước, ngại cạnh tranh, ngại đổi mới, điều đó làm kéo lùi sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Trước đó Tháng 3 vừa qua khi gặp gỡ để giải đáp thắc mắc trong việc gỡ rối cho Đại học để tự chủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “ Việc tự chủ cần được tiến hành, thế giới họ tự chủ Đại học bao nhiêu năm nay, và để các trường tự quyết. Hiện nay chúng ta đã cho các trường thí điểm tự chủ, vì sao vẫn quản? Cái này không vướng luật không vướng nghị định, chỉ vướng ở Bộ GD&ĐT. Vì vậy phải tìm cách tháo gỡ không nên quản với tâm lý sợ trường ăn gian”.

Hơn nữa cơ chế tập chung bao cấp và chu cấp không còn phụ thuộc vào thời điểm này. Nó tạo ra sự trì trệ và kéo lùi lịch sử xã hội. Tự chủ trong giáo dục cũng vậy, nó giúp xóa bỏ đi tính bao cấp, tránh ỉ lại, sự giàng buộc để các trường tự vận động và tự thân và tối ưu hóa mà phát triển. Tự chủ đại học hướng đến việc cạnh tranh công bằng  nếu không tự phấn đấu để khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh đó thì sẽ không tự đứng vững có thể bị sàng lọc và giải thể.

Các trường Công lập nên hướng đến tự chủ

Các trường Công lập nên hướng đến tự chủ

Các trường Công lập nên hướng đến tự chủ

Việc các trường Đại học, Cao đẳng nói chung nhất là Đại học Công không tự phấn đấu để tự khẳng định mình có thể sẽ bị giải thể hoặc sáp nhập là điều tự nhiên. Giáo sư Tiến sĩ Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH – CĐ Việt Nam khẳng định tại hội nghị các trường đại học vừa diễn ra ở Hà Nội.

Tự chủ đại học là một xu hướng mới của thời đại

Mô hình tự chủ đại học đang là xu thế chung của thời đại, nhưng ở nước ta sau 10 thí điểm thì mô hình này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính lớn nhất được cho là các trường ngại phải đứng ra thu chi, và sợ cạnh tranh. Trong khi xu hướng mới của thời đại là các trường  đại học Công lập tự chủ tài chính tự chủ động trong việc đào tạo, tự chủ động tài chính. Điều đó cho thấy các trường đại học nhất là đại học Công ở nước ta đang là tác nhân chính kéo lùi sự phát triển của xã hội chính bởi lý do ỷ lại đó.

Đã có nhiều các cuộc thảo luận trao đổi, nhằm đưa ra những phương hướng mới để các trường có thể có những lựa chọn cho mình. Tuy nhiên hiện nay tình trạng đó vẫn vẫn dậm chân tại chỗ 10 năm nay. Và giờ đây Bộ đang thực hiện những bước đi cho rằng đáng khen ngợi khi sẽ dứt quyết với phương án tự chủ và sẽ “buông tay” đối với những trường không kịp thay đổi.

Chỉ có tự chủ thì nền giáo dục mới khởi sắc

Chỉ có tự chủ thì nền giáo dục mới khởi sắc

Chỉ có tự chủ thì nền giáo dục mới khởi sắc.

Việc các trường Đại học – Cao đẳng ngại tự chủ cũng là điều hiển nhiên, bởi đa phần những trường nằm trong khối trường Công chiếm hơn 80% do đó việc tự chủ hay không tự chủ có ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Chỉ cần sự quyết liệt hơn trong chính sách tự chủ của Bộ sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận về giáo dục và mở ra hướng mới cho phát triển giáo dục đại học ở nước ta. Mà nền giáo dục nước ta có cạnh tranh được hay không trong bối cảnh toàn cầu là nhằm ở cơ chế tự tự vận động, tự phát triển, không lệ thuộc, dựa dẫm đó là nền đại học tự chủ.

Lam hạ: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới