Ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy ngành Y khoa

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mới đây Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải “Tri thức trẻ vì giáo dục” cho các sáng kiến, công trình hay phục vụ giảng dạy và học tập. Trong đó nổi đoạt giải cao nhất là nhóm tác giả thuộc Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã hoàn thiện hệ thống mô phỏng công nghệ 3D về cấu tạo cơ thể người gồm hệ thần kinh, xương, tiêu hóa… nhằm phục vụ cho giảng dạy của sinh viên ngành Y khoa.

Ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy y khoa

Ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy Y khoa

Ứng dụng công nghệ 3D tính khả thi cao

Có ba công trình nghiên cứu nhận được giải thưởng 100 triệu đồng từ chương trình, do có khả năng ứng dụng rộng rãi. Các công trình gồm: sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học của cô giáo Lê Thị Bé Nhung, Trường THPT Phan Ngọc Tòng (Bến Tre). Thứ 2 là thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường THPT của tác giả Nguyễn Quốc Huy, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Và cuối cùng là ứng dụng “ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe, của nhóm tác giả đến từ Đại học Duy Tân được đánh giá cao vì có tính khả thi và ứng dụng cao.

Công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống mô phỏng 3D về các hệ trong cơ thể người, như hệ thần kinh, xương, cơ, tiêu hóa… và cơ thể người gồm đầy đủ các hệ chạy trên thiết bị di dộng để phục vụ cho việc giảng dạy, cũng như tra cứu thông tin.

Ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy trong các giờ thực hành cho sinh viên y khoa

Ứng dụng công nghệ 3D vào thực hành cho sinh viên y khoa

Trong dạy học, mô hình này được sử dụng dưới hai hình thức học 2D và học 3D. Trong đó học 2D sẽ được thực hiện trong các phòng máy tính của trường, mỗi sinh viên sử dụng độc lập một máy và có thể tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của giảng viên. Còn nếu học sinh học 3D, học sinh sẽ được học trực quan tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D, giảng viên sẽ dùng air- mouse để giảng còn sinh viên được trang bị kính 3D.

Ứng dụng công nghệ 3D trong học giải phẫu

Thạc sĩ Lê Văn Chung, chủ nhiệm đề tài trên cho biết, ứng dụng 3D có thể giúp sinh viên ngành y học giải phẫu rất tốt. Phương pháp này có thể giúp sinh viên được quan sát những chi tiết trên cơ thể người trực quan, sinh động nhất dù là ảo.

Bởi vì giải phẫu là môn học mô tả các chi tiết cấu tạo cơ thể người, nên cần rất nhiều phương tiện hỗ trợ học tập như hình ảnh y học, xác, mô hình, xương rời, tiêu bản, tranh… Tuy nhiên hiện nay việc chuẩn bị được đầy đủ phương tiện hỗ trợ học tập là rất khó khăn. Xác người được coi là phương tiện trực quan tốt nhất song khó kiếm, vì không phải lúc nào cũng có người hiến xác cho y học. Còn tranh hay mô hình thì luôn thiếu thốn, trong khi chi phí thì quá đắt đỏ. Trong khi đó phòng thực hành giải phẫu cũng luôn quá tải.

Ứng dụng công nghệ 3D vào thực hành giải phẫu cơ thể người

Ứng dụng công nghệ 3D vào thực hành giải phẫu cơ thể người

Trong thời gian tới, kỳ vọng của cả nhóm là mở rộng xây dựng bệnh nhân ảo, tình huống về bệnh phổ biến ở Việt Nam. Nhóm sẽ cho phát triển phương pháp nội soi ảo, phẫu thuật ảo trên cơ thể ảo để cho sinh viên quan sát, học hỏi trước khi đi trải nghiệm thực tế.

Để có thể thực hiện và hoàn thành công trình nghiên cứu của mình nhóm của Thạc sĩ Chung đã phải nhờ tới sự cố vấn và thẩm định của các giáo sư đầu ngành trường Đại học Y dược Huế.

Đánh giá các đề tài, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân – thành viên ban giám khảo cho biết: “Chúng tôi trao đổi kỹ với nhóm tác giả và thấy rằng họ đầu tư rất bài bản. Việc ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy ngành Y khoa là rất tốt. Chất lượng công trình cũng đa dạng, có sản phẩm chỉ ở mức ý tưởng hay nhưng có tác phẩm đã được khảo nghiệm nhiều nơi. Và chất lượng các công trình này rất tương xứng với kỳ vọng của hội đồng”.

 Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới