Vất vả nghề Bác sĩ nào ai thấu?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Người thầy thuốc vốn được như mẹ hiền với vai trò chăm sóc, đảm bảo sức khỏe người dân. Ít ai hiểu được Bác sĩ phải đối mặt với những khó khăn vất vả.

Bác sĩ luôn bị đe dọa đến tính mạng

Môi trường làm việc của các Bác sĩ luôn chứa đầy những hiểm nguy rủi ro có  thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình bởi nguồn bệnh mang lại. Đặc biệt mỗi ngày Bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với hàng ngàn bệnh nhân, mỗi người một bệnh khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhất là các ca bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan trong quá trình thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Vất vả nghề Bác sĩ nào ai thấu?

Không những vậy có những người thầy thuốc phải làm việc xuyên đêm áp lực vô cùng căng thẳng không màng đến giờ giấc bởi mạng người quan trọng hơn. Bác sĩ Thanh Tâm  công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách đào tạo Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 buổi tối cho biết: Cán bộ nhân viên y tế không được phép mắc sai lầm, mọi việc cần phải đảm bảo sự tuyệt đối, chỉ cần một sự cố nhỏ ngay lập tức họ sẽ bị bêu rếu trên mạng xã hội, dư luận xã hội lại phản ứng ồn ào lên án. Điều này thực sự gây áp lực tâm lý lớn cho nhũng người theo ngành y, họ cứ phán xét cho thỏa lòng nhưng không hiểu rằng đằng sau đó bao nhiêu con người đang khóc thầm.

Không phải bỗng dưng dư luận xã hội phản ứng gay gắt  với các sự cố trong ngành Y bởi vì họ luôn đặt kì vọng cao vào những người được gọi là Thầy thuốc – bộ phận tri thức, hiểu cao biết rộng trong xã hội. Với người dân, Bác sĩ vẫn luôn giữ một sự tôn kính trong lòng nhưng đôi khi không ai có thể làm chủ được bản thân mình khi nóng giận. Thực tế mọi người luôn quan niệm Bác sĩ là những người giỏi, thông thái, hiểu biết lớn mới có thể khám bệnh cứu người, vô hình chung xã hội đặt lên vai người thầy thuốc gánh nặng trách nhiệm, áp lực vô cùng nặng nề.

Hành nghề Bác sĩ đừng mong nhàn hạ

Nếu như ở các ngành nghề khác, đơn cử như kinh doanh chẳng hạn người càng giỏi lại càng nhàn hạ, còn Bác sĩ càng giỏi sẽ càng vất vả hơn. Bởi vì về mặt chuyên môn họ sẽ phải đảm nhiệm cao hơn, thậm chí phải phụ trách rất nhiều các ca bệnh nặng, phẫu thuật kéo dài tong phòng mổ. Một khi đã theo ngành Y đừng mong có một ngày nhàn hạ nếu không phải ngày phép. Bởi vì công việc cứ liên tục, thay phiên nhau, bệnh nhân đến nhiều hơn mỗi ngày chứ không hề giảm đi.

Chị Thùy Dương điều dưỡng viên tại bệnh viện Bạch Mai theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Không chỉ các Bác sĩ mà các điều dưỡng viên cũng phải làm việc hỗ trợ ca kíp rất nhiều. Có những ngày bệnh nhân đông còn quên cả giờ ăn uống, nhu cầu cá nhân cần giải quyết. Không chỉ vậy họ luôn chịu các ảnh hưởng lớn từ nguồn bệnh bởi rủi ro nghề nghiệp. Có không ít Bác sĩ bị phơi nhiễm với HIV, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch Sars, Ebola.. thậm chí có những người thầy thuốc bị hành hung vô cớ hết đập phá ở bệnh viện lại đến nhà riêng phá hoại gây áp lực cho cán bộ nhân viên y tế mà nào có tổ chức cơ quan nào đứng lên bảo vệ?

Bác sĩ Hiền Lương giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết quan điểm của mình: Đôi khi người nhà bệnh nhân bức xúc đánh Bác sĩ, nhân viên y tế không phải ai cũng biết, có rất nhiều trường hợp đánh oan Bác sĩ dù làm thể qua khỏi.

Ai cũng biết ngành Y cũng có những chuyện sai trái gây nhức nhối cho dư luận nhưng không vì thế mà phủ nhận tất cả các mặt tích cực của ngành Y. Những người làm trong nghề y cũng cần được hiểu và thông cảm cho những khó khăn đặc biệt khi ngành Y vẫn còn nhiều vướng mắc vấn đề cần được tháo gỡ. Nếu chỉ nhìn một chiều, nhận xét phiến diện chỉ khiến cho mối quan hệ giữa Bác sĩ và bệnh nhân thêm khoáng cách đẩy nhau ra xa hơn mà thôi.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới