Vì sao bác sỹ không muốn làm việc ở khoa hồi sức tích cực?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 3,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đó là trăn trở của Kh. (Bác sỹ) nói về khoa Hồi sức tích cực của mình. Anh lúc nào cũng phải căng mình, làm hết công suất vẫn không đáp ứng đủ yêu cầu của bệnh nhâ. Vậy nên nhiều bác sỹ trẻ mới ra trường đều không muốn được phân về khoa Hồi sức tích cực. Áp lực căng thẳng và cường độ làm việc khiến họ phải sớm bỏ cuộc.

khoa-hoi-suc-tich-cuc

Khoa hồi sức tích cực áp lực và căng thẳng

Đối diện rủi ro bị hành hung bất cứ lúc nào

Chưa đến 30 phút trò chuyện, tôi đã nhìn thấy tình trạng quá tải ở đây và những trăn trởi với nghề Y dài dằng dặng của người Bác sỹ già. Chưa kể có lúc mà bệnh nhân tử vong không biết do nguyên nhân gì, trình độ của bác sỹ, thái độ của êkip cấp cứu hay tình trạng bệnh tình thì việc hành hung Bác sỹ hay cán bộ y tế khoa Hồi sức cấp cứu là chuyện khó tránh khỏi. Và đã có vụ việc bị thương, tử vong do người nhà bệnh nhân xảy ra để lại dấu hỏi lớn trong nghề Y.

Em M. (sinh viên đang theo học tại một trường Cao đẳng Y Dược Đồng Nai) cho biết: từ ngày em thực tập ở khoa Hồi sức cấp cứu có rất nhiều bệnh nhân cấp cứu khi gần như đã không còn khả năng cứu chữa. Chính vì thế lượng bệnh nhân ra đi ở khoa một thời gian cũng tăng lên. Bởi thế có không ít người đã phải sớm chào tạm biệt nơi này dù rất yêu nghề Y.

Áp lực từ bệnh nhân, từ công việc, từ cuộc sống và lãnh đạo bệnh viện khiến cho các y Bác sỹ ở nơi đây phải gánh trên vai khá nhiều gánh nặng. Mở mắt ra từ tờ mờ sáng, đến bệnh viện, ngồi vào bàn làm việc là người và người. Mở cửa hết công suất mà số lượng bệnh nhân cũng không ngớt.

khoa-hoi-suc-tich-cuc1

Khoa hồi sức tích cực ẩn chứa nhiêu nguy hiểm

Thay bệnh nhân trả tiền viện phí

Đây là câu chuyện mà không ít các Bác sĩ chuyên khoa đang làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu phải đối mặt trong thời gian làm việc.

Những lúc bệnh nhân nhập viện trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì ai còn tính toán thiệt hơn từng đồng bạc để cứu chữa họ. Họ sẵn lòng bỏ ra phần nhiều trong thu nhập của mình để hoàn thành “Lương Y như từ mẫu”.

Và thay bệnh nhân trả tiền viện phí là việc mà họ luôn phải làm thường xuyên và liên tục. Rồi khi giây phút “thập tử nhất sinh”qua đi, họ cũng quên hẳn đi cái ân nghĩa ấy mà chính người thầy thuốc cũng chẳng tính toán nữa. Dẫu gì cứu người thì cứu cho chót để sau này không còn ân hận thôi.

Chị Kh. (Cựu sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội) cho biết thêm: Chúng tôi làm ở khoa luôn chân luôn tay không hết việc và gần như không có khái niệm nghỉ ngơi. Lúc nào đói thì có mấy thùng mì tôm ở trên tủ đồ pha với nước sôi vào ăn rồi đứng dậy đi tiếp chứ cũng chẳng có gì hơn cả. Đã chấp nhận làm ở khoa Hồi sức tích cực thì đừng mơ được nghỉ nghỉ”.

Nhọc nhằn trên từng vết chân chim trên khuôn mặt chị, vết thâm quầng trên đôi mắt đã mất ngủ nhiều đêm khiến tôi thấu hiểu những hi sinh của chị.

Cứ đến ngày lễ, Tết khi người ta quây quần bên nhau thì bác sỹ, Điều dưỡng viên hay Y tá của Khoa này lại nơm nớp lo sợ bệnh nhân dồ lại quá đông, tình trạng bệnh viện đã quá tải lại càng quá tải hơn.

Đối với họ, những lúc giành giật sinh mạng của bệnh nhân là những giờ căng thẳng, áp lực nhưng cũng là lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời người thầy thuốc.

khoa-hoi-suc-tich-cuc3

Bác sĩ hạnh phúc khi cứu sống được nhiều người

Chịu kỷ luật vì để bệnh nhân trốn viện

Nhiều người công tác ở khoa này cho biết họ chỉ biết dựa vào thành công của những ca bệnh thành công để có thể tiếp tục trụ vững với nghề. Việc chịu kỷ luật từ lãnh đạo bệnh viện vì để bệnh nhân trốn viện là điều phổ biến.

Con người cũng lạ, lúc cần thì cuống quýt lúc đã qua rồi thì lại chăm chăm giữ đồng tiền khư khư bên mình một cách ích kỷ như thế.

Dù vất vả, dù gian truân nhưng hơn ai hết người bác sỹ sẽ không bao giờ chọn khoa Hồi sức cấp cứu để theo đuổi. Ở đó gian khổ gấp trăm, gấp lần kia mà hơn cả.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới