Vì sao càng uống thuốc giảm đau lại càng thấy đau đầu?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ đau đầu lại càng bị đau hơn nếu như bệnh nhân lạm dụng quá nhiều loại thuốc giảm đau. Vậy vì sao cần phải bỏ ngay thói quen xấu này?

Đau đầu là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ hiện nay

Cuộc sống hiện đại, căng thẳng, áp lực càng khiến cho phụ nữ dễ bị đau đầu hay nhức đầu. Bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng nên là bệnh rất hay gặp trong cuộc sống hằng ngày. Các chuyên gia y tế khẳng định nguyên nhân gây ra căn bệnh phổ biến này chính là do tổn thương một cách trực tiếp như bệnh nhân bị chấn thương do va chạm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, xô xát hay bị nhiễm khuẩn khi bị một số bệnh như bệnh viêm màng não hay nhiễm vi khuẩn, virut, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét…Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu còn có những nguyên nhân gián tiếp trong cơ thể gây ra. Tin tức mới về y tế ghi nhận số lượng người từng bị đau đầu chiếm tỷ lệ rất cao, gần như tuyệt đối ở Việt Nam, nhất là ở phụ nữ. Chính vì thế khả năng lạm dụng thuốc giảm đau cũng có tỷ lệ rất cao.

Vì sao càng uống thuốc giảm đau lại càng thấy đau đầu?

Vì sao càng uống thuốc giảm đau lại càng thấy đau đầu?

Các bác sĩ chuyên khoa về điều trị bệnh đau đầu cho rằng đây là một quá trình mà hệ thần kinh mạch máu có biến đổi, bất thường, bị tổn thương, căng thẳng về tâm lý, bị bệnh về hệ thần kinh. Nguyên nhân nữa có thể là do lực căng của cơ quá mức kích thích lên hệ thần kinh trung ương khiến những đợt đau đầu liên tiếp cực kỳ khó chịu. Theo bác sĩ, giảng viên Nguyễn Thanh Hậu hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì những bộ phận liên quan như viêm xoang, viêm tai, đau mắt hay đau răng cũng dẫn đến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương và bị đau, nhạy cảm với thay đổic ủa thời tiết…cũng đều đau. Trong trường hợp đó, có rất nhiều bệnh nhân chọn cách đi mua thuốc giảm đau ngay lập tức mà không cần sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh mộ hiện tượng là càng uống thuốc giảm đau thì bệnh nhân lại càng đau đầu.

Càng uống thuốc giảm đau lại càng đau!

Đây cũng là khẳng định của một người thân của sinh viên đang theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi uống quá nhiều thuốc giảm đau trong một thời gian ngắn. Thực tế đau đầu chính là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc giảm đau nói riêng cũng như một số thuốc chữa bệnh khác. Trong đó, thuốc để chữa bệnh đau nửa đầu (migrain) phổ biến là ergotamin và các dẫn xuất như dihydroergotamin (biệt dược hay dùng: tamik) làm cho người bệnh bị lạm dụng thuốc. Với thuốc này, người bệnh uống xong vẫn không hết đau đầu mà còn bị đau đầu nhiều hơn, làm cho người bị lệ thuốc ảnh hưởng vì đau uống thuốc rồi uống rồi lại đau.

Bệnh đau đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ

Bệnh đau đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ

Một số bác sĩ chuyên bệnh nhân đau đầu nên chọn là các thuốc trong nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dạng uống hoặc tiêm. Nhưng tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là gây ra viêm loét đường tiêu hoá nên nhiều khi lại mắc thêm các bệnh khác. Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc mạnh hơn nhóm có opioid và thuốc an thần gây buồn ngủ. Việc này nên hạn chế vì có thể gây lệ thuộc nhiều thuốc.

Cách tốt nhất để giảm đau đầu mà không để lại tác dụng phụ đó là kết hợp thuốc giảm đau với thay đổi môi trường sống hằng ngày,

Giải pháp cho tình trạng này là phải ngừng sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với thay đổi môi trường sống. Một số cách chữa bệnh chuyên khoa giúp bệnh nhân giảm đau như dùng thuỷ châm, xoa bóp, phục hồi chức năng, dùng nhiệt hoặc ánh sáng cũng rất hợp lý. Bên cạnh đó kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc hợp lý.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới