Vì sao người Mông “đoạn tuyệt” với rượu, bia và thuốc lá?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trên trang Y tế Việt Nam cũng đã cập nhật thông tin về khu vực đặc biệt này trên cả nước. Đây cũng là tin tức mới được nhiều người quan tâm nhất là những người dân tộc ở đây. Vì sao thế?

Vì sao người Mông “đoạn tuyệt” với rượu, bia và thuốc lá?

Vì sao người Mông “đoạn tuyệt” với rượu, bia và thuốc lá?

Đoạn tuyệt với bia, rượu   

Tây Nguyên hùng vĩ vốn là nơi nổi tiếng với rượu cần Y Miên và những lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số. Tại vùng đất này, người ta có thể ca hát, nhảy múa, uống rượu và trò chuyện thâu đêm bên bếp lửa. Thế nhưng, có một bản làng rất đặc biệt tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, nơi người dân đã “đoạn tuyệt” với rượu, bia, thuốc lá.

Bản Mông thuộc thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có lẽ là nơi hiếm hoi mà hầu hết mọi người dân đều “đoạn tuyệt” với rượu, bia và thuốc lá.

Theo chia sẻ của ông Lầu Văn Xì, Bí thư Chi bộ thôn 9, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc sống của đồng bào người Mông tại các vùng núi thuộc tỉnh Cao Bằng rất cực khổ. Năm 1996 – 1997, già làng tên A Loan đã tập hợp dân lại thành từng đoàn, di cư vào Đắk Nông làm kinh tế mới. Lúc mới vào, bà con chủ yếu phát rừng để tỉa bắp, trồng đậu phộng, sống theo tập tục du canh du cư. Thấy cuộc sống “nay đây mai đó” quá bấp bênh, con cái không được học hành đến nơi đến chốn, ông Xì bàn với một vài người lớn tuổi, quyết định làm nhà, định cư tại thôn 9 bây giờ.

Góc bình yên bên bản Mông.

Vị Bí thư hồi tưởng: “Hồi mới di cư vào đây, bà con sống rất cực khổ. Xe cộ, máy móc không có, dụng cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp. Suốt một thời gian dài, người dân nơi đây sống theo kiểu tự cung tự cấp, hiếm khi trao đổi, buôn bán với bên ngoài”.

Ông Lầu Văn Xì, Bí thư Chi bộ thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tự hào về thành quả bản làng văn hóa của thôn mình.

Ông Lầu Văn Xì, Bí thư Chi bộ thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tự hào về thành quả bản làng văn hóa của thôn mình.

Khi đường xá được mở mang, cứ đến mùa thu hoạch, bà con lại vận chuyển nông sản ra chợ huyện Cư Jút để bán. Thế nhưng, tại nơi phồn hoa này, nhiều người đàn ông lại tụm năm tụm ba, la cà các quán nhậu, bỏ bê công việc.

Nhận thấy việc uống rượu gây hại cho sức khỏe, người uống không thể làm được việc nên các vị lão làng đã tìm cách tác động, khuyên nhủ con cháu đoạn tuyệt với rượu, bia. Cuối cùng, người dân trong bản thống nhất ý kiến “không nói chuyện với người say rượu” để họ tự ý thức, nhận ra cái sai mà sửa đổi.

Đến năm 2001, tất cả đàn ông đã lập gia đình trong bản Mông không hề uống rượu. Cũng từ quãng thời gian đó, các tiệm tạp hóa cũng như các gia đình nấu rượu phải dẹp bỏ “đồ nghề” vì ế ẩm.

Ông Xì hào hứng kể: “Ý thức được tác hại của rượu, bia, bà con đồng tình với nhau cùng đoạn tuyệt. Hiện nay, trong buôn chỉ có vài thanh niên choai choai vẫn lén lút uống rượu. Tuy nhiên, họ ra ngoài uống chứ không uống trong buôn. Toàn bộ 184 hộ người Mông nơi đây, không có nhà nào nấu hay bán rượu”.

Lễ, tết chỉ dùng nước ngọt đãi khách

Cũng theo lời vị Bí thư thôn, ngoài rượu, bia, có tới 98% người dân trong bản Mông không hút thuốc lá. Để có được thành tích xuất sắc như vậy, các cụ già và những người có địa vị trong thôn phải làm gương cho bà con noi theo. “Già làng, trưởng bản và các cán bộ thôn phải gương mẫu, tự nguyện, tự giác đi đầu trong việc bỏ bia, rượu, thuốc lá. Nhờ vậy, chúng tôi nói bà con mới nghe, tin và làm theo”, ông Xì cho biết thêm.

Đứng đầu huyện về bản làng hiếm có người hút thuốc, uống rượu, tuy nhiên, người Mông không hề có một luật lệ hay quy định nào để cấm và xử phạt những người vi phạm.

Anh Lý Văn Hầu (sinh năm 1985) cho biết: “Cứ mỗi lần có người say xỉn, bà con quyết không nói chuyện để họ tự ý thức được việc mình làm là sai. Dần dần, đàn ông trong bản hiểu tác hại của bia, rượu, thuốc lá rồi tự nguyện bỏ chứ không có bất cứ một luật tục nào. Đến bây giờ, ai muốn hút thì hút, muốn uống thì uống nhưng rất hiếm người làm như vậy”.

Điều đặc biệt hơn, vào các dịp lễ, tết người dân bản Mông cũng không hề bày biện rượu bia. Thay vào đó, họ dùng những loại nước uống khác, hoàn toàn không có nồng độ cồn để mời khách.

Ông Lầu Văn Xì, Bí thư Chi bộ thôn 9, xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tự hào về thành quả bản làng văn hóa của thôn mình.

Một cô chủ bán tạp hóa khoe tiệm tạp hóa của gia đình không hề có rượu, bia, thuốc lá.

Vị Bí thư thôn cười sảng khoái: “Để đoạn tuyệt hẳn với bia rượu, các đám cưới, đám ma, lễ, tết, bà con nơi đây đều đãi khách bằng nước ngọt hoặc nước khoáng và kẹo, bánh. Làm như vậy rất tốt, không hề ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của đồng bào”.

Ông Xì phân tích: “Tôi tính sơ sơ, toàn bản Mông có 970 khẩu, trong đó có hơn 40% là đàn ông và thanh niên. Nếu mỗi ngày một người hút hết một gói thuốc với giá 7.000 đồng, toàn bản sẽ tốn hơn 2 triệu đồng. Đó là chưa kể đến rượu và bia”. Nhờ tiết kiệm, bỏ rượu, thuốc lá, chăm chỉ làm ăn nên kinh tế của người dân đã tiến triển đáng kể. Hiện nay, những ngôi nhà tranh lụp xụp đã được thay bằng ngói mới, toàn bản chỉ còn 14 hộ nghèo. Dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn phải vượt qua nhưng về khía cạnh văn hóa – xã hội, bản Mông là làng quê mẫu mực, xứng đáng được các bản làng khác noi theo.

Nguồn theo Báo Infonet

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới