Virus cúm A/H7N9 nguy hiểm tới mức nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dich cúm A/H7N9 lây lan ở Trung Quốc đã được các phương tiện truyền thông đại chúng liên tiếp đưa tin để Các cơ quan chức năng và người dân chủ động phòng dịch. 

Chưa có vaccine chống virus cúm A/H7N9

Theo thông tin y tế mới, Tại Trung Quốc dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, trường hợp mắc cúm tăng cao đột biến, tỉ lệ tử vong cao đặc biệt có 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nơi giáp biên giới và có giao lưu thương mại du lịch với nước ta rất mạnh. Từ 1/10/2016 đến tháng 2/2017, Trung Quốc đã báo cáo có 460 người nhiễm virus H7N9 trên người. Bệnh lây lan rộng, những đợt dịch sau có phạm vi rộng hơn so với các lần trước.

Do đó Bộ Y tế nhận định: Dịch cúm A/H7N9 sẽ có khả năng xâm nhập vào nước ta rất cao. Tổ chức Y tế thế giới nhận định rằng H7N9 còn nguy hiểm hơn virus cúm A/H5N1.

virus cúm A/H7N9
Chưa có vacxin phòng chống virus cúm A/H7N9

Được phát hiện từ năm 2013, Virus H7N9 cực kỳ nguy hiểm. Virus H7N9 xuất hiện ở gia cầm và không gây ra các biểu hiện ở vật chủ, không làm chết vật chủ. Do vậy rất khó phát hiện nhiễm virus H7N9. Khoa học công bố tỷ lệ tử vong do nhiễm H7N9 là 40%, bệnh tiến triển nhanh. WHO cảnh báo virus cúm A/H7N9 dễ dàng lây truyền sang người nhanh hơn virus H5N1.

Con đường lây truyền của cúm A/H7N9 chưa được biết rõ ràng và chưa có sự lây truyền dịch cúm từ người sang người. Trên thế giới vẫn chưa có vaccine chống virus H7N9.

Tổ chức WHO đã có thông báo về việc biến chủng gen ở gia cầm từ độc lực thấp sang độc lực cao nhưng điều này chỉ xảy ra ở virus trên gia cầm.

Khó kiểm soát buôn bán gia cầm qua đường tiểu ngạch

Kể từ năm 2013 – nay, Ngành Y tế Việt Nam đã chủ động giám sát trọng điểm dịch cúm quốc gia và đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A(H7N9) trên gia cầm cũng như trên người.

virus cúm H7N9
Vẫn khó trong kiểm soát vận chuyển gia cầm qua đường tiểu ngạch

Tuy nhiên, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho biết về tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1) đang diễn ra hết sức phức tạp ở Trung Quốc. Nhưng gia cầm nhập lậu thì chưa thể xử lí hết đặc biệt qua con đường tiểu ngạch và đường mòn biên giới. Bộ NNPTNT đã báo cáo kiểm soát, đã tiêu hủy rất nhiều gia cầm nhập lậu. Các tỉnh biên giới cũng đẩy mạnh kiểm soát tình trạng gà nhập lậu nhưng hiện tượng gà nhập lậu chưa được kiểm soát. Bộ y tế cũng ra công văn khẩn phòng chống dịch cúm A/H7N9

Hơn nữa, khó khăn nhất là chưa phát hiện được virus cúm A/H7N9 có biểu hiện lâm sàng trên gia cầm nên người dân vẫn  thản nhiên giết mổ, tiếp xúc gia cầm mà không cần bảo hộ. Tuy rằng chưa có bằng chứng thuyết phục virus cúm A H7N9 có thể lây từ người sang người. Nhưng cũng rất băn khoăn, tại sao ở Trung Quốc dịch bệnh lây lan nhanh như vậy? Đã xuất hiện chủng kháng thuốc: bản thân vi rút tự thay đổi, tự tái tổ hợp.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới