Xâm hại trẻ em – con bạn có thể là nạn nhân

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi biết được con mình bị xâm hại, thì điều làm những bậc phụ huynh ân hận nhất là việc đã trẻ quá thân thiết và gần gũi với những người thân quen của gia đinh hoặc không dành thời gian cho bé. Để những kẻ thủ ác có cơ hội gây nên những tổn thương, những vết thương không bao giờ lành trong lòng con trẻ và ở những đứa trẻ sẽ trưởng thành trong tương lai.

Xâm hại trẻ em diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau
Xâm hại trẻ em diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau

Xâm hại trẻ em được hiểu như thế nào?

Có rất nhiều những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục diễn ra, và những điều đầu tiên mà trẻ phải chịu đựng không phải ở thể chất maf là những bất thường trong hành vi.

Những bất thường trong hành vi này có thể đến từ những cái nhìn, hoặc bắt ép trẻ nhìn những hình ảnh khiến nhã, hoặc bắt trẻ phải nghe, bắt trẻ phải sờ vùng kín của kẻ đi hại . . . và rất nhiều những hành vi khác để thỏa mãn tâm lý biến thái của chính họ.

Đôi khi trẻ còn quá nhỏ, và không hiểu biết hết về điều gì đang diễn ra hoặc do qúa sợ hãi và xấu hổ mà đến nhiều năm sau khi đã trưởng thành, họ mới tiết lộ ra, và mới hiểu biết hết điều gì đã diễn ra vơi mình.

Vì vậy, để bảo vệ con trước vấn nạn xâm hại trẻ em, bạn hãy chú ý đến những thay đổi nhỏ nhất ở trẻ, từ hành vi cho đến cảm xúc hàng ngày.

Những tổn thương của xâm hại ở trẻ gây nên những điều tổn thương không thể xoá nhoà
Những tổn thương của xâm hại ở trẻ gây nên những điều tổn thương không thể xoá nhoà

Một số dấu hiệu mà rất có thể trẻ bị xâm hại

Có thể mẹ sẽ rất đau lòng, rất kinh hoàng hay hoang mang, khi có những biểu hiện bị xâm hại trẻ em sau đây:

Ở những trẻ dưới 3 tuổi thì trẻ có thể sợ hãi hoặc khóc bất thường, không muốn ăn, buồn nôn và có thể gặp các vấn đề khi đi vệ sinh, mơ thấy ác mộng, ngủ không ngon giấc, hay giật mình . . .

Những trẻ từ 2 – 9 tuổi thì sẽ có biểu hiện sợ những người và địa điểm nhất định, sợ khi gặp người lạ, ít nói, cảm thấy tội lỗi, gặp vấn đề về ngủ và ăn uống, thậm chí quay lại những thói quen cũ như tè dầm.

Những trẻ tuổi teen thì sẽ có những biểu hiện tiêu cực như sống co mình lại hoặc bất cần đời.

Nếu trẻ có những biểu hiện này, mẹ hãy đưa trẻ ngay đến những Bác sĩ tư vấn tâm lý để trị liệu, dành nhiều hơn thời gian cho trẻ, mặc dù những điều này chưa chắc đã xoá đi được những tổn thương trong trẻ. Và hơn hết là đừng để sự việc xảy ra mà hãy tìm cách bảo vệ và dạy trẻ cách tự bảo vệ mình.

Hãy bảo vệ con để không bị xâm hại

Theo thống kê thì có hơn 90% thủ phạm xâm hại trẻ em là người quen biết của gia đình bạn, hoặc những người mà bé quen. Vì vậy, hãy bảo vệ con bạn bằng cách của mình, đừng để một vài sự lơ đễnh gây nên những tổn thương về tinh thần và nỗi ân hận cho cả mẹ và bé.

Bố mẹ đừng để những điều đáng tiếc xảy ra cho trẻ
Bố mẹ đừng để những điều đáng tiếc xảy ra cho trẻ

Nếu bạn cho trẻ đi nhà trẻ hoặc nơi giữ trẻ hay những nơi học thêm, hãy hỏi kỹ về giấy tờ nơi đó.

Nếu bạn có linh cảm không hay thì hãy tin bản thân mình và từ chối cho con.

Nếu khi có người thân hoặc quen tiếp xúc với trẻ bằng  những hành vi mà bạn và con bạn không thoải mái thì hãy góp ý thẳng với họ. Và nếu trẻ không muốn chơi hoặc tiếp xúc với người đó, bố mẹ cũng hãy tin tưởng trẻ.

Khi bạn muốn nói cho trẻ hiểu về vấn đề giới tính và tình dục, thì bạn hãy tìm cách để con không nghĩ đấy là vấn đề gì bẩn thỉu, mà hãy cho con biết nó là vấn đề bình thường. Nhưng con có thể làm thế với ai và độ tuổi nào. Hãy cho trẻ biết trẻ bị yêu thương và vào độ tuổi này không ai có thể thực hiện những vấn đề đó với con.

Hãy dạy trẻ cách biết bảo vệ cơ thể ngay từ khi còn nhỏ, vì vậy, bạn cũng nên lưu ý kỹ càng những biểu hiện hay thay đổi của trẻ. Nhất là những vùng kín thì không được cho ai chạm vào cả. Và con cũng không nên chạm vào những bộ phận sinh dục của người khác. Nếu có thì hãy báo với bố mẹ ngay.

Hãy học cách  trò chuyện với trẻ như bạn bè và nếu có những bí mật thì hãy chia sẻ với nhau, vì đôi khi trẻ bị bưng bít những vấn đề xâm hại bằng  đây là bí mật phải giấu.

Và bạn hãy để cho con biết rằng mình luôn tin tưởng con, và là chỗ dựa vững chắc cho con.

Để phòng chống xâm hại trẻ em rất khó, vì vậy không có gì hơn là bạn hãy bảo vệ con mình trước khi những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới