10 nguyên tắc chung xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gia đình
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với từng thành viên trong gia đình. Vì vậy 10 nguyên tắc xây dựng thực đơn dưới đây sẽ giúp gia đình bạn có một thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
- Bất ngờ thức uống nước gừng mật ong “đánh tan” mỡ bụng
- Bật mí chế độ dinh dưỡng giúp trẻ lâu
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ men gan cao
Thực đơn cần đa dạng thực phẩm
Trong bữa ăn dành cho gia đình, bạn nên chọn nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho từng thành viên. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo đủ các nhóm chất tinh bột, chất đạm, protein và nhiều vitamin. Đa dạng thực phẩm còn là một cách để mỗi thành viên hào hứng hơn khi đến bữa ăn vì sẽ được nhiều thức nhiều món ăn hấp dẫn, mới lạ.
Đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Không phải cứ ăn nhiều các chất dinh dưỡng là tốt. Mỗi thành viên gia đình nên ăn uống chừng mực, ăn đủ chất tùy theo cân nặng, chiều cao, độ tuổi, giới tính và mức độ làm việc. Trong gia đình có người lao động chân tay thì cần nguồn dinh dưỡng cao hơn so với người khác. Vì vậy khi nấu nướng, chế biên các món ăn cũng phải chú ý điều này.
Cân đối giữa các loại thực phẩm
Cân đối được giữa các loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể được phát triển toàn diện. Trong một bữa ăn cần phải kết hợp thực phẩm động vật và thực vật. Người trưởng thành cần phải ăn khoảng 50g thịt, 100g cá, 1 miếng đậu phụ để cung cấp đủ chất đạm trong một ngày.
Chế biến hợp khẩu vị
Bữa ăn ngon không phải bữa ăn có nhiều món đắt tiền mà đó là bữa ăn chế biến hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa của từng thành viên trong gia đình. Vì vậy ngoài việc lên được thực đơn dinh dưỡng cho bữa ăn, ,mẹ cũng nên hỏi ý kiến cả nhà về việc muốn ăn món đó theo cách chế biến như thế nào? Với món tôm cả nhà thích ăn tôm hấp hay tôm chiên? Như vậy cả gai đình sẽ cảm thấy vui vẻ trong mỗi bữa ăn.
Cân đối chất béo trong bữa ăn
Mặc dù chất béo là nguồn cung cấp năng lượng rất cao trong nhiều loại thực phẩm, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều chất béo, cũng không nên kiêng vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Trong bữa ăn, cần cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật.
Hạn chế sử dụng đường tinh
Mỗi người chỉ nên sử dụng 20g đường tinh trong một ngày, khoảng 4 muỗng cà phê đường. Vì vậy trong bữa ăn, mẹ hạn chế cho nhiều đường để giúp mỗi người có sức khỏe tốt.
Nên ăn nhạt
Cũng giống với đường, lượng muối ăn trong một ngày cũng không quá 5g. Người già nên ăn các món ăn nhạt một chút để phòng tránh các bệnh như cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
Ăn nhiều rau, củ, quả
Trong bữa ăn nên tăng cường chế biến các món nhiều vitamin. Ăn nhiều rau, của quả sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt trong rau còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho đường tiêu hóa, các chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và da dẻ luôn hồng hào, căng mịn. Trung bình mỗi ngày mỗi người nên ăn khoảng 300g rau và 200g các loại trái cây tươi.
Không ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Muốn có một bữa ăn ngon, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, Mẹ cần phải chọn nguồn thực phẩm an toàn. Không ăn những thức ăn đã ôi thiu, nấm mốc, có màu sắc khác thường. Trong lúc chế biến món ăn cũng cần phải sạch sẽ và chăm chút cho từng món ăn.
Lên thực đơn sẵn hàng ngày
Cả gia đình hãy cùng lên một thực đơn dinh dưỡng cùng nhau, như vậy sẽ giúp không khí gia đình vui vẻ và bữa cơm mỗi ngày trở nên ngon hơn. Khi lên thực đơn cũng cần linh hoạt tình hình thị trường, sức khỏe từng thành viên và tài chính để quyết định phù hợp.
Thực đơn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp từng thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để chống được các bệnh lý nguy hiểm.
Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn