3 bài thuốc Đông Y trị loãng xương hiệu quả và an toàn
Loãng xương là bệnh lý rối loạn cân bằng giữa hai quá trình hủy xương và tạo xương của cơ thể, để khắc phục tình trạng này bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y dưới đây.
- Thầy thuốc tư vấn bài thuốc Đông Y điều trị chứng chân tay ra mồ hôi
- Bác sĩ YHCT tư vấn bài thuốc Đông Y chữa bệnh trầm cảm
- Bài thuốc Đông Y điều trị viêm phế quản mạn tính bằng mật ong
3 bài thuốc Đông Y trị loãng xương hiệu quả và an toàn
Bệnh loãng xương dưới góc nhìn Y học
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, loãng xương là bệnh lý rối loạn cân bằng giữa hai quá trình hủy xương và tạo xương của cơ thể. Hủy xương lại diễn ra nhanh hơn khiến cho xương trở nên mỏng, xốp, giòn và dễ gãy. Loãng xương là một bệnh lý âm thầm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện gãy xương.
Bác sĩ chuyên khoa nhận định, loãng xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là gãy cổ xương đùi. Điều trị bệnh loãng xương có mất nhiều thời gian hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ loãng xương cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Để hiệu quả điều trị được tối ưu bệnh nhân cần được phối hợp ăn uống, tập luyện, thuốc men để giảm đau nhức do loãng xương.
Tăng cường sử dụng các sản phẩm từ sữa
3 bài thuốc Đông Y trị loãng xương hiệu quả và an toàn
Còn theo chia sẻ của các Bác sĩ Y học cổ truyền, bệnh xương khớp thuộc về . “Gan chủ gân, Thận chủ xương” có nghĩa là gan chủ về nuôi dưỡng gân cơ, thận chủ về nuôi dưỡng xương cốt, tạo xương… Nguồn cung cấp canxi, phốt pho và các dưỡng chất khác đều phải nhờ ở tỳ vị hấp thu chuyển hóa… Do đó, loãng xương do ăn uống thiếu canxi, tuổi tác, suy giảm hormon sinh dục, cần phải bồi bổ chức năng can, tỳ, thận. Đông Y có nhiều bài thuốc trị bệnh loãng xương mà bệnh nhân có thế áp dụng như:
- Bài 1 – Thập toàn đại bổ gia vị: nhân sâm 14g, bạch thược 14g, hoàng kỳ 14g, phục linh 14g, đương quy 14g, tục đoạn 14g, nhục quế 6g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g, thục địa 20g, bạch truật 12g, đỗ trọng 12g. Thập toàn đại bổ gia vị có công dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương… Sắc uống. Thích hợp với người loãng xương, biểu hiện ăn uống kém, nhức mỏi, lạnh tay chân.
- Bài 2 – Lục vị địa hoàng gia vị: đơn bì 14g, thục địa 30g, hoài sơn 16g, sơn thù 14g, trạch tả 12g, tục đoạn 12g phục linh 12g. Sắc uống. Tác dụng bổ can thận âm, lợi gân cốt. Thích hợp với người loãng xương biểu hiện đau lưng mỏi gối, người gầy nóng nhiệt do thận âm hư.
- Bài 3 – Hữu quy ẩm gia giảm: thục địa 32g; hoài sơn 16g, đỗ trọng 16g, thỏ ty tử 16g, lộc giác giao 16g, sơn thù 16g; phục linh 14, đương quy 14g, trạch tả 8g, nhục quế 4g, phụ tử chế 4g. Sắc uống. Thích hợp với người loãng xương biểu hiện đau lưng mỏi gối, hay bị chuột rút, chân không ấm. Tác dụng ôn bổ thận dương, mạnh gân xương.
Ngoài việc áp dụng những bài thuốc trên để phòng và điều trị bệnh loãng xương bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp mà chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn như: lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng giàu canxi, phốt pho có trong gạo lứt, ngô, khoai, thịt cá, tôm, cua, cá nhỏ, ngao sò ốc hến, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, xương hầm,… Tăng cường rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ đậm, vàng đậm như: cà rốt, bí đỏ, cải soong, mùi tàu, rau ngót, khoai lang, rau dền, ngò rí, mùi tàu, thì là, lá lốt, quả bơ, chuối, gấc…Nên hạn chế thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, dưa leo… Chất xơ có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu canxi và một số dưỡng chất khác.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn