3 bài thuốc YHCT điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy dinh dưỡng ở trẻ gây suy yếu hệ miễn dịch, chậm phát triển thế chất lẫn trí tuệ ở trẻ. Sau đây là 3 bài thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ.

3 bài thuốc YHCT điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả

3 bài thuốc YHCT điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc do cơ thể trẻ gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng do nguyên nhân gì?

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra có thể do một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau:

  • Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm (trước sáu tháng tuổi).
  • Trẻ nhỏ không ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác hoặc do thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ.
  • Trẻ hay mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng (chẳng hạn như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) phải dùng thuốc diệt vi trùng gây bệnh, làm giảm đi các vi khuẩn có lợi tại đường ruột dẫn đến kém hấp thu và biếng ăn.
  • Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ gặp phải vấn đề tâm lý do bị ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, lâu ngày gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ

Theo thông tin trong sách Nam y nghiệm phương của Lương y, DSCKII Nguyễn Đức Đoàn, một số bài thuốc y học cổ truyền sau đây có tác dụng điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:

Bài thuốc: Bột bổ tỳ

– Thành phần gồm các vị thuốc và hàm lượng như sau: Hoài sơn (sao vàng) 300g, ý dĩ (sao vàng) 300g, thần khúc (sao thơm) 50g, mạch nha (sao nổ đều loại vỏ) 200g, bạch biển đậu (sao vàng) 150g.

– Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, phân không tiêu.

– Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế tán bột mịn, trộn đều.

Trẻ em từ 1-7 tuổi, mỗi lần uống 1 – 3 thìa cà phê.

Ngày uống 2 lần, trộn thuốc với cháo hoặc nước cơm hoặc nước chín.

Bài thuốc: Bột bổ tỳ tiêu tích

– Thành phần bao gồm các vị thuốc và hàm lượng như sau: Rễ sầu đâu (rễ xoan) chế 100g, binh lang (sao) 20g, khiên ngưu tử (sao) 10g, sử quân tử (bóc bỏ màng sao) 40g, xa tiền tử 20g, cam thảo dây (sao) 20g, vỏ quýt (sao) 10g, ý dĩ (sao) 50g, hoài sơn (sao) 50g, sâm bổ chính (tẩm gừng sao) 50g.

– Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng (thời kỳ 2); sắc mặt vàng úa, trong phân có giun, ngủ hay nghiến răng, bụng to nổi gân xanh.

– Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế, phơi sấy khô tán bột mịn.

  • Trẻ em từ 1-3 tuổi mỗi lần uống 2-4g.
  • 4-6 tuổi mỗi lần uống 4-6g.
  • 7-10 tuổi mỗi lần uống 6-8g.

Ngày uống 2 lần với nước trà.

Cách chế rễ sầu đâu: Đào rễ ở dưới đất, rửa sạch, bóc lấy vỏ cạo sạch lớp vỏ nâu bên ngoài, ngâm nước gạo + phèn chua + cam thảo một đêm, vớt ra rửa sạch, phơi khô, sao vàng cho hết mùi hăng.

Kiêng kỵ: Kiêng ăn mật và muối trong thời kỳ uống thuốc.

Vị thuốc Hoài sơn.

Bài thuốc: Bổ tỳ thận lợi tiểu tiêu độc tán

– Thành phần bao gồm các vị thuốc và hàm lượng như sau: Quả tai chua (sao) 12g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 8g, hoài sơn (sao) 16g, bổ chính sâm (sao gừng) 20g, hoàng liên (sao gừng) 12g, củ bọ nẹt (bọ mẩy), tẩm hoàng thổ (sao) 16g, bạch thược (sao vàng) 20g, trạch tả (sao) 12g, xa tiền tử (sao) 12g, thổ phục linh (sao) 12g, cam thảo dây 6g.

– Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng (thời kỳ 3): Chân tay teo và giá lạnh, bụng to, mặt bủng, đại tiểu tiện ít, ăn uống kém, khó tiêu.

 Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế, phơi sấy khô tán bột mịn.

  • Trẻ em từ 1-3 tuổi, mỗi lần uống 2-4g.
  • 4-6 tuổi, mỗi lần uống 4-6g.
  • 7-10 tuổi, mỗi lần uống 6-8g.

Ngày uống 3 lần, uống với nước trà.

– Kiêng kỵ: Kiêng ăn các thứ: Tanh, lạnh, sống, chua.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo Sức khỏe đời sống.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới