3 cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các phụ huynh thường quan niệm bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi mà không cần đến khám tại các cơ sở y tế. Thông thường nếu ở cấp độ nhẹ, bệnh hoàn toàn lành tính. Tuy nhiên nếu bệnh ở cấp độ nặng có thể dẫn đến tử vong sau 24h. Tùy vào từng cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị khác nhau.

Mụn đỏ là dấu hiệu của cấp độ bệnh tay chân miệng đầu tiên.
Mụn đỏ là dấu hiệu của cấp độ bệnh tay chân miệng đầu tiên.

Dựa vào biểu hiện của bệnh, tay chân miệng được chia thành 3 cấp độ sau:

Cấp độ 1.

  • Triệu chứng

Các thương tổn không nhiều,  chủ yếu chỉ có vài nốt mụn nước trên miệng và da. Đây là cấp độ đơn giản nhất trong 3 cấp độ của bệnh tay chân miệng.

  • Điều trị

Ở cấp độ 1, những triệu chứng bệnh còn ít và đơn giản, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo những điều sau:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, với trẻ đang bú sữa mẹ phải cho trẻ bú đầy đủ.
  • Nếu trẻ bị sốt, điều trị bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 6h. Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc hoặc trong bệnh viện.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.

Cấp độ 2.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 2
Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 2
  • Triệu chứng

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã chuyển sang cấp độ 2 khi cơ thể có các triệu chứng sau:

Trường hợp 1:

+ Trẻ thường xuyên giật mình dưới 2 lần/30p.

+ Sốt cao trên 39độ trên 2 ngày liên tiếp kềm theo nôn, khóc, không ngủ…

Trường hợp 2:

+ Trong trường hợp thứ 2 trong cấp độ của bệnh tay chân miệng thứ 2 này, trẻ có thể có thể cùng xảy ra các triệu chứng như: Giật mình trên 2 lần/30 phút kèm mạch nhanh, sốt cao không khỏi, ngủ gà… Hoặc trẻ chỉ có một trong số các triệu chứng: Run chân tay, đi lại không vững, giật mắt, hay bị sặc…

  • Điều trị

Nếu như cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ được xác định đã ở mức 2, trẻ cần được điều trị ở bệnh viện để bác sĩ theo dõi biễn biến của bệnh và điều trị kịp thời.

Với trường hợp trẻ sốt cao liên tục, có thể sử dụng kết hợp với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần, 6-8h cho trẻ uống một lần.

Trong quá trình điều trị lưu ý cho trẻ nằm đầu cao 30 độ, thực hiện các biện pháp hạ sốt, cho trẻ thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Theo dõi nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, mạch…của trẻ thường xuyên và thực hiện việc điều trị thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Trẻ bị tay chân miệng cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Trẻ bị tay chân miệng cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cấp độ 3.

  • Triệu chứng

Cấp độ 3 của bệnh tay chân miệng là cấp độ nguy hiểm nhất, đồng nghĩa với quá trình điều trị phức tạp và nhiều rủi ro nhất.  Cơ thể trẻ đã chuyển sang cấp độ 3 khi có các dấu hiệu sau: Mạch nhanh trên 170 lần/phút hoặc mạch rất chậm. Lạnh toàn thân, đổ mồ hôi nhiều dù trời không nóng. Độ HA tăng cao. Thở nhanh cùng nhiều dấu hiệu bất thường: thở bằng bụng, hơi thở nông, thanh quản rít, khò khè liên tục…Tri giác rối loạn, phù phổi nấc. Da mặt tím tái. SpO2<92%.

  • Điều trị

Cấp độ của bệnh tay chân miệng này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì cơ thể trẻ đã bị nhiễm nhuẫn nặng.  Để điều trị hiệu quả cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ thị của bác sĩ, cho trẻ thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút kết hợp với hồi sức tích cực.

Chưa có loại vắc xin nào được công nhận điều trị bệnh tay chân miệng hữa hiệu. Để phòng ngừa trường hợp xấu nhất xảy ra cần cho trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất để biết được tình trạng bệnh. Tùy vào từng cấp độ của bệnh tay chân miệng mà bác sĩ cho đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để chữa dứt điểm bệnh cũng như tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới