4 Phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối cực kì hiệu quả
Trong những trường hợp bệnh đau khớp gối dạng nhẹ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc và tiến hành các bài tập vật lý trị liệu tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải có cách điều trị riêng biệt, nếu quá nặng sẽ phải thay khớp gối.
- 3 nguyên nhân chính khiến bạn bị đau khớp gối
- Bệnh đau khớp gối và các biến chứng, yếu tố làm tăng sự phát triển?
- Những trường hợp nào nên tiến hành phẫu thuật khớp gối.
Để điều trị bệnh đau khớp gối, cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó giúp bạn có những cách trị bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đau khớp gối một cách hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc giảm đau và điều trị căn bệnh đau khớp gối ở mức độ cơ bản, như thuốc chống viêm cho bệnh viêm khớp dạng thấp, hay bệnh gút…
Vật lý trị liệu
Giúp làm tăng khả năng vận động cho những cơ quan đã bị tổn thương. Cải thiện tình trạng sức khỏe của bắp đùi, cơ mặt sau của đùi bằng những bài tập cân bằng.
Việc chỉnh hình và giằng giúp hỗ trợ đối với những bệnh ảnh hưởng từ đầu gối hoặc do thoái hóa khớp. Nhiều loại niềng sẽ giúp bạn bảo vệ và hỗ trợ khớp gối.
Tiêm thuốc
Bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc là corticosteroid vào khớp gối để làm hạn chế đi những triệu chứng của cơn đau khớp, hiệu quả có thể kéo dài tới một vài tháng. Tuy nhiên việc tiêm này phải hết sức cẩn thận bởi nó có thể gây ra nhiễm trùng.
Tiêm Hyaluronic acid, đây là một dạng chất lỏng có trong những khớp xương khỏ mạnh, khi tiêm vào bệnh nhân bị đau khớp gối sẽ tạo ra chất giảm đau và làm tăng sự bôi trơn cho các khớp sương. Tuy nhiên liệu trình trị bệnh này chỉ có thể kéo dài từ 6 tháng tới một năm.
Phẫu thuật
Nếu như bạn bị chấn thương khớp gối, cần phải phẫu thuật do đó sẽ phải hạn chế vận động trong thời gian giàn. Cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi đồng ý phẫu thuật, tính tới những ưu và nhược điểm của phẫu thuật. Có 3 dạng phẫu thuật gồm:
- Phẫu thuật khớp: Tùy vào sự tổn thương ở khớp gối, mà bác sĩ sẽ phải kiểm tra cũng như đưa ra quyết định phẫu thuật. Cách phẫu thuật này có mục đích nhằm sửa chữa khớp gối bằng một máy ảnh quang cùng những công cụ dài hẹp chèn qua. Cách nội soi khớp gối này có thể sử dụng để chữa những bệnh hư hỏng sụn, rách sụn và tái tạo lại dây chằng.
- Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối: Cuộc phẫu thuật này sẽ chỉ phải thay thế một phần bị hỏng của đầu gối bằng nhựa hoặc kim loại.
- Thay khớp gối: Trường hợp nặng nhất, bệnh nhân phải thay toàn bộ khớp gối bằng một loại khớp nhân tạo, những phần bị hỏng như xương, sụn từ xương ống quyển…
Để không phải phẫu thuật, khi có những dấu hiệu của bệnh đau khớp gối, bạn nên đi khám và đưa ra những bài tập vận động giúp điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn