5 Tác động chính của TĂNG HUYẾT ÁP và cách điều trị
Tăng huyết áp là yếu tố chính dẫn đến các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng 5 tác động của tăng huyết áp đều làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tăng huyết áp.
- Huyết áp và nhịp tim bình thường của người lớn là bao nhiêu?
- Thận trọng khi dùng thuốc dạng sủi
- Dùng kem se khít âm đạo liệu có an toàn hay không?
Chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Thứ nhất, tăng huyết áp làm đẩy nhanh sự hình thành xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch gấp 2 đến 3 lần.
Thứ hai, mức huyết áp tâm thu và tâm trương có liên quan đến các biến cố tim mạch theo một cách liên tục, phân độ và độc lập rõ ràng. Với các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, huyết áp tâm thu tăng cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch quan trọng hơn nhiều so với huyết áp tâm trương tăng cao.
Thứ ba, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bắt đầu từ 115/75 mmHg, tăng gấp đôi với mỗi lần tăng 20/10 mmHg. Trong khoảng huyết áp tâm trương giữa 110 mm Hg và 70 mm Hg, huyết áp tâm trương cứ thấp hơn 5 mm Hg trong thời gian dài sẽ làm giảm tỷ lệ bị đột quỵ ít nhất 40% và tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ít nhất 21%.
Thứ tư, tăng huyết áp thường xuất hiện cùng với (và như là 1 kết quả) của những yếu tố gây xơ vữa động mạch khác, bao gồm rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose, tăng insulin máu và béo phì.
Thứ năm, sự kết hợp của tăng huyết áp với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch khác làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch theo cấp số nhân chứ không phải là cấp số cộng.
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc làm giảm tỷ lệ bị đột quỵ và mắc bệnh động mạch vành, và giảm tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân tim mạch ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Theo Tin y học, kết quả của các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên về điều trị tăng huyết áp chỉ ra rằng tỷ lệ phần trăm giảm trung bình đối với tỷ lệ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và suy tim khi điều trị bằng thuốc lần lượt là 35% đến 40%, 20% đến 25% và 50% tương ứng. Nếu có vấn đề gì, thì đó là những thử nghiệm này dường như đánh giá thấp các lợi ích về tim mạch của việc kiểm soát huyết áp, vì rất nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu đang được chỉ định điều trị bằng thuốc thì lại ngừng điều trị, trong khi những người khác được chỉ định dùng giả dược thì lại được dùng thuốc kê đơn. Thêm vào đó, thời gian điều trị trung bình chỉ khoảng 5 năm, và hầu hết bệnh nhân đăng ký tham gia nghiên cứu đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp. Các thử nghiệm lâm sàng gần đây đã tập trung vào phương pháp so sánh đối đầu các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau hoặc các cách kết hợp thuốc, để xác định xem liệu các thuốc nhất định có đem lại lợi ích nào ngoài làm giảm huyết áp hay không, đặc biệt ở người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Phân tích meta các thử nghiệm lâm sàng này chỉ ra rằng, ngoài một số ngoại lệ, yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tỷ tử vong ở những người bị tăng huyết áp là mức độ giảm huyết áp, hơn là việc dùng thuốc hoặc các loại thuốc nào để làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, như đã chỉ ra sau đó, có một số chỉ định thuyết phục cho việc sử dụng những nhóm thuốc đặc hiệu trên bệnh nhân phù hợp. Cũng có bằng chứng cho thấy thuốc chẹn β-adrenergic có thể không hiệu quả như các thuốc khác trong việc dự phòng biến chứng tim mạch ở người cao tuổi bị bị tăng huyết áp.
Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp là một biến số liên tục, và bất kỳ mức huyết áp nào được chọn để định nghĩa tăng huyết áp cũng sẽ là tùy tiện. Tuy nhiên, có một định nghĩa về tăng huyết áp từ lâu đã được các bác sĩ lâm sàng ủng hộ như một hướng dẫn để điều trị. Định nghĩa về mặt lý thuyết nên dựa trên mức huyết áp ước tính mà lợi ích của liệu pháp dùng thuốc trong việc giảm nguy cơ tim mạch vượt quá nguy cơ và bất tiện của liệu pháp. Theo trang Tin tức Y tế, Báo cáo của Uỷ ban Liên Quốc gia lần thứ bảy về Dự phòng, Phát hiện, Đánh giá và Điều trị Tăng Huyết áp (JNC VII) đã khuyến cáo việc phân loại huyết áp cho người lớn, so với phân loại trước đây được khuyến cáo bởi JNC VI, các đối tượng có huyết áp từ 120/80 đến 139/89 mmHg hiện nay được chỉ định là tiền tăng huyết áp vì họ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng cần phải nhận thức được tình trạng này để đảm bảo theo dõi và tổ chức những sự thay đổi lối sống.
Lối sống tích cực giúp bệnh nhân giảm các nguy cơ xấu tác động tới sức khỏe
Dịch tễ học
Tăng huyết áp là một vấn đề sức khoẻ quan trọng trên khắp thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới có thể lên tới 1 tỷ người, và tỷ lệ tử vong do tăng huyết áp hiện nay là khoảng 7 triệu người mỗi năm. Tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước phát triển cao hơn, nhưng nó ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển do kết quả của tuổi thọ cao hơn, béo phì và thay đổi thói quen ăn uống. Ở Hoa Kỳ, ngay cả những người huyết áp bình thường ở tuổi 55 cũng có 90% nguy cơ trọn đời bị tăng huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp tối thiểu là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất có thể phòng ngừa được ở các nước phát triển.
Chẩn đoán phân biệt
Khoảng 95% bệnh nhân có tăng áp lực động mạch bị tăng huyết áp nguyên phát. Ở nhiều bệnh nhân trong số này, béo phì là một yếu tố. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường có mối quan hệ với béo phì và tăng huyết áp, nhưng vẫn chưa chứng minh được rõ ràng rằng việc điều trị thích hợp tình trạng này sẽ làm giảm huyết áp bền vững. 5% bệnh nhân có huyết áp cao còn lại bị tăng huyết áp thứ phát. Tỷ lệ cao huyết áp thứ phát cao hơn ở những người rất già và những người rất trẻ. Mặc dù bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát có số lượng ít, nhưng quan trọng là phải xác định được những bệnh nhân này vì bệnh tăng huyết áp của họ thường có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện đáng kể bằng thủ thuật can thiệp, điều trị bằng thuốc đặc hiệu hoặc ngưng sử dụng thuốc gây ra bệnh. Bằng chứng về các nguyên nhân có thể được xác định gây tăng huyết áp được tìm kiếm trong tiền sử bệnh, khám sức khoẻ và các xét nghiệm. Đánh giá chẩn đoán cho những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát nên được tiếp tục thực hiện khi biểu hiện của bệnh nhân là không điển hình với tăng huyết áp nguyên phát, hoặc khi đánh giá ban đầu cho thấy một nguyên nhân có thể xác định được.
Việc đánh giá ban đầu của bệnh nhân tăng huyết áp nên bao gồm các bước sau:
- Xác nhận sự hiện diện của tăng huyết áp.
- Xác định sự hiện diện và mức độ bệnh của cơ quan đích.
- Xác định các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mắc kèm ảnh hưởng đến tiên lượng và điều trị.
- Loại trừ hoặc phát hiện các nguyên nhân có thể xác định được của tăng huyết áp.
Những mục tiêu này thường có thể đạt được với một bệnh sử toàn diện, khám sức khoẻ triệt để và các xét nghiệm được lựa chọn.
Một bệnh sử toàn diện là rất cần thiết, và nên bao gồm những điều sau đây:
- Thời gian và mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp, và kết quả của các thử nghiệm dùng thuốc trước đây.
- Sự hiện diện của bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, sử dụng thuốc lá và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác.
- Tiền sử hoặc triệu chứng của bệnh cơ quan đích, bao gồm bệnh mạch vành và suy tim, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi và bệnh thận.
- Triệu chứng cho thấy nguyên nhân có thể xác định được của tăng huyết áp.
- Việc sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể làm tăng huyết áp.
- Các yếu tố về lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống, thời gian nghỉ ngơi và tăng cân có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp.
- Các yếu tố tâm lý xã hội và môi trường, như sự hỗ trợ của gia đình, thu nhập và trình độ học vấn, bao gồm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp điều trị tăng huyết áp.
- Bất kỳ tiền sử gia đình nào về tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
Khám sức khoẻ nên tập trung vào việc xác định mức huyết áp và tìm kiếm bằng chứng về bệnh cơ quan đích hoặc các nguyên nhân có thể xác định được của tăng huyết áp.
Các khía cạnh quan trọng của việc khám bệnh bao gồm:
- Đo huyết áp cẩn thận.
- Đo chiều cao và cân nặng.
- Soi đáy mắt xem có bệnh võng mạc tăng huyết áp hay không?
- Khám cổ xem có tiếng thổi động mạch cảnh, tăng áp lực tĩnh mạch cổ và phì đại tuyến giáp hay không?
- Khám tim xem có bất thường của xung đỉnh hoặc sự hiện diện bất thường của tiếng tim hay tiếng thổi của tim không?
- Khám bụng xem có tiếng thôi, thận to và các cơ quan khác to hay không?
- Khám các đầu chi xem có giảm xung động mạch hoặc phù ngoại vi hay không?
Các xét nghiệm được khuyến cáo để xác định sự hiện diện của tổn thương cơ quan đích và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác và để loại trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Chúng bao gồm những điều sau:
- Đếm máu hoàn chỉnh
- Nồng độ trong huyết thanh của kali, creatinin, hormon kích thích tuyến giáp, glucose lúc đói, lipoprotein tỷ trọng cao và cholesterol toàn phần.
- Xét nghiệm nước tiểu xem có máu, protein, glucose và vi thể không.
- Điện tâm đồ.
Theo dõi và Điều trị tăng huyết áp
Điều trị tối ưu
Mục tiêu chính trong điều trị tăng huyết áp là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Phương pháp tiếp cận điều trị với một cá thể nên được xác định một phần bởi nguy cơ tuyệt đối cho một biến cố tim mạch, dựa trên sự có mặt của các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tổn thương cơ quan đích. Bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc bệnh tim mạch lâm sàng có nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch. Điều trị bằng thuốc nên được cân nhắc cho những bệnh nhân này khi huyết áp tăng nhẹ hoặc trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, với mục tiêu điều trị là bình thường hóa huyết áp (tức là, < 130/80 mm Hg). Bệnh nhân nguy cơ thấp có thể có lợi ích từ một giai đoạn quan sát và thay đổi lối sống, sử dụng liệu pháp dùng thuốc nếu huyết áp tâm thu trung bình vượt quá 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trung bình vượt quá 90 mm Hg trong nhiều tháng theo dõi. Chiến lược điều trị được khuyến cáo trong JNC VII.
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng của liệu pháp điều trị tăng huyết áp. Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp hoặc gia đình có tiền sử tăng huyết áp nên được khuyến khích giảm cân nếu thừa cân, tham gia tập aerobic thường xuyên, hạn chế uống rượu và chế độ ăn uống lành mạnh. Theo Phương Pháp Tiếp Cận Chế Độ Ăn Uống Để Ngăn Ngừa Tăng Huyết Áp (DASH), một chế độ ăn uống giàu trái cây, rau và các sản phẩm sữa ít chất béo với chất béo bão hòa giảm, cũng có hiệu quả như liệu pháp dùng 1 thuốc ở nhiều cá thể tăng huyết áp. Lợi ích bổ sung có thể được nhận thấy bằng việc hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn.
Những thay đổi lối sống này không chỉ làm giảm huyết áp mà còn tăng cường hiệu quả của các thuốc điều trị huyết áp và ảnh hưởng tốt đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác. Ngừng hút thuốc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cần được khuyến khích mạnh mẽ.
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng của liệu pháp điều trị tăng huyết áp
Liệu pháp dùng thuốc được chỉ định nếu thay đổi lối sống không đưa huyết áp về khoảng mong muốn. Các thuốc tối ưu để điều trị ban đầu cho bệnh nhân không biến chứng với tăng huyết áp vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn thụ thể β-adrenergic, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) và thuốc chẹn kênh canxi đều được xem là các thuốc đầu tay phù hợp để điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu thiazide không tốn kém và thường dung nạp tốt.